30 Kỹ thuật Điều dưỡng mà sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần phải chú ý!

Thứ hai, 20/02/2023 | 10:14

Điều dưỡng là một ngành khoa học về chăm sóc bệnh nhân vì vậy công việc của Điều dưỡng viên khá đa dạng và thường xoay quanh 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản, nâng cao khác nhau.

Dưới đây là tổng hợp 30 kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần phải chú ý và thực hiện “trơn tru”.

01676863270.jpeg

30 Kỹ thuật Điều dưỡng mà sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần phải chú ý!

Người Điều dưỡng viên được ví như “cánh tay phải” của Bác sĩ, là người không chỉ phối hợp cùng với Bác sĩ trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh mà còn là người kết nối, động viên tinh thần của người bệnh để giúp người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi không chỉ về mặt sức khoẻ, thể chất mà còn phục hồi về mặt tinh thần.

Là một người Điều dưỡng viên, tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo ngành Y Dược có trình độ Đại học hay Cao đẳng Điều dưỡng thì đều không thể bỏ qua 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản, nâng cao dưới đây!

1. Kỹ thuật phát thuốc và ghi chép

Điều dưỡng viên phải nắm được các thông tin của thuốc như: tên, loại thuốc, công dụng, tác dụng phụ, chuyển hóa, bài tiết… để phát cho người bệnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi và trẻ em bởi đây là những đối tượng có thể trạng yếu, dễ chịu ảnh hưởng của thuốc, và cũng là những đối tượng có khả năng ghi nhớ kém.

2. Kỹ thuật pha thuốc

Để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc quá/giảm liều lượng thuốc cho bệnh nhân thì người Điều dưỡng viên cần phải cẩn trọng, nắm chắc quy trình và thực hiện tốt quy trình pha thuốc cho bệnh nhân.

3. Kỹ thuật đặt kim luồn

Khi thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch, người Điều dưỡng cần phải biết và thực hiện tốt kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch để việc điều trị có tác dụng nhanh và hiệu quả cao cho bệnh nhân.

4. Kỹ thuật thay băng rửa vết thương sạch

Khi thực hiện công việc thay băng, cắt chỉ thì người Điều dưỡng viên cần phải lưu ý và áp dụng kỹ thuật thay băng vô khuẩn trước khi thay vết thương khác để đảm bảo vô trùng hoàn toàn trước khi thay vết thương khác, đảm bảo không gây nhiễm khuẩn hay viêm cho các vết thương sạch.

5. Kỹ thuật thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

Tương tự như kỹ thuật trên, để thay rửa vết thương nhiễm khuẩn việc đầu tiên người Điều dưỡng viên cần thực hiện là phải rửa sạch tay và đeo găng tay. Dưới vị trí vết thương phải trải nilon, cởi bỏ băng và gạc cũ vào túi bẩn. Rửa lại vết thương bằng dung dịch và thay băng mới.

6. Kỹ thuật thay băng vết thương và cắt chỉ

Người Điều dưỡng viên thực hiện kỹ thuật này để rửa vết thương cần phải lấy dung dịch sát khuẩn, kéo và kẹp phẫu tích không mấu để cắt chỉ. Và thực hiện kỹ thuật rửa lại vết thương một lần nữa. Đồng thời cần phải hướng dẫn người nhà hoặc bệnh nhân cách tự chăm sóc vết thương tại nhà.

7. Kỹ thuật hút đờm rãi

Kỹ thuật hút đờm dãi sử dụng ống hút vô khuẩn, được mở ra thời điểm hút, Điều dưỡng viên cần mang theo găng vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật hút. Hút thông đờm rãi giúp người bệnh được thông thoáng, dễ chịu cho đường hô hấp.

8. Kỹ thuật cho bệnh nhân thở oxy qua mũi và qua nội khí quản

Hỗ trợ bệnh nhân thở oxy qua mũi, miệng hoặc cũng cấp oxy qua ống thông khí quản hoặc mở nội khí quản đối với bệnh nhân không có khả năng tự hô hấp.

9. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương

Trường hợp gãy xương thì Điều dưỡng viên trước tiên phải tiến hành sơ cứu, cố định vị trí xương gãy một cách nhanh chóng, chính xác ngay tại vị trí xảy ra tai nạn giúp bệnh nhân giảm đau, đề phòng tai biến nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

10. Các biện pháp garo cầm máu

Đối với các vết thương mạch máu ở động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch người Điều dưỡng cần phải nhận định, đánh giá tình trạng chảy máu, vị trí chảy máu sau đó thực hiện các bước sơ cứu với mục đích cầm máu cho bệnh nhân.

11. Kỹ thuật băng

Thực hiện thao tác băng bó vết thương đúng kỹ thuật, lựa chọn các hình thức băng phù hợp với vị trí vết thương và đảm bảo nguyên tắc băng cơ bản.

12. Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn

Rửa tay là kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản nhất, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tại bệnh viện hiệu quả. Điều dưỡng phải tuân thủ các bước của quy trình rửa tay thương quy.

13. Rửa tay vô khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn

Rửa tay vô khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hoặc di chuyển tay từ vùng nhiễm khuẩn sang vùng sạch khác.

14. Vệ sinh thân thể cho người bệnh

Vệ sinh thân thể cho người bệnh giúp người bệnh được thoải mái, dễ chịu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương và tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị. Với trẻ em, người cao tuổi, hoặc người không có khả năng tự chăm sóc cá nhân thì Điều dưỡng viên sẽ làm công tác vệ sinh thân thể hỗ trợ bệnh nhân.

15. Kỹ thuật mang găng vô khuẩn

Mang găng vô khuẩn sẽ kiểm soát được mức độ lây lan vi khuẩn qua tay là điều kiện để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương, nhiễm khuẩn bệnh viện. Khi thực hiện mang găng vô khuẩn cần tuần thủ nguyên tắc mặt trong và mặt ngoài.

16. Kỹ thuật rửa tay ngoại khoa

Rửa tay ngoại khoa là kỹ thuật bắt buộc trước khi chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện ca chăm sóc đặc biệt đối với kỹ thuật viên và người phụ mổ.

17. Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn

Yêu cầu người Điều dưỡng cần lưu ý: Tay phải mang găng vô khuẩn trước khi chạm vào mặt ngoài của áo, không để áo chạm vào bất cứ vật gì xung quanh. Áo sau khi sử dụng cần được thảo bỏ đúng cách và xử lý đúng nơi quy định.

11676863270.jpeg

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh

18. Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn

Điều dưỡng cần chuẩn bị bộ dụng cụ vô khuẩn trong hộp được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn, đảm bảo không yếu tố môi trường hoặc vi khuẩn xâm nhập đến khi dùng.

19. Khử khuẩn và tiệt trùng dụng cụ

Điều dưỡng cần tuân thủ các bước làm sạch, đóng gói dụng cụ, sau đó tiến hành các phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn nhờ vào các phương tiện máy móc sao cho đúng điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm.

20. Hỗ trợ vệ sinh cho bệnh nhân

Sử dụng dụng cụ bô vịt, bô dẹt khi bệnh nhân không thể rời khỏi giường bệnh đi đến nhà vệ sinh.

21. Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh

Vệ sinh dụng cụ nhằm mục đích loại bỏ chất bẩn trên dụng cụ sau khi sử dụng, giúp loại bỏ vi khuẩn trước khi qua các bước khử khuẩn và tiệt khuẩn.

22. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh

Điều dưỡng viên có vai trò hỗ trợ người bệnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý và thực hiện ký thuật ăn qua sonde khi người bệnh không có khả năng tự ăn qua miệng.

23. Kỹ thuật đặt thông dạ dày

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày nhằm mục đích nuôi dưỡng và dùng thuốc cho bệnh nhân đối với bệnh nhân bị mất khả năng ăn uống theo đường miệng.

24. Đặt ống thông vào trực tràng

Một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân cần được đưa thuốc làm giãn đại tràng và lỏng phân hoặc một vài trường hợp mong muốn đưa nước, chất dinh dưỡng và thuốc qua đường ruột.

25. Kỹ thuật thụt tháo

Thụt tháo giúp làm sạch phân ở đại tràng, kích thích nhu động ruột bằng cách đưa một lượng lớn dung dịch vào đại tràng qua đường hậu môn nhằm kích thích tại chỗ đối với trực tràng và đại tràng.

26. Kỹ thuật thông tiểu nữ

Sử dụng ống thông vô khuẩn đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm mục đích đưa nước tiểu ra ngoài đối với trường hợp bệnh nhân bị bí tiểu, vô niệu… Điều dưỡng tiến hành sát khuẩn bộ phận sinh dục, trải săng che kín bệnh nhân chỉ bộc lộ bộ phận sinh dục, bôi trơn ống thông và đưa vào niệu đạo đến độ sâu 4 - 5 cm sẽ có nước tiểu chảy ra.

27. Kỹ thuật thông tiểu nam

Sử dụng ống thông vô khuẩn đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm mục đích đưa nước tiểu ra ngoài đối với trường hợp bệnh nhân bị bí tiểu, vô niệu… Điều dưỡng tiến hành sát khuẩn bộ phận sinh dục, trải săng che kín bệnh nhân chỉ bộc lộ bộ phận sinh dục, bôi trơn ống thông và đưa vào niệu đạo đến độ sâu 18 - 20 cm sẽ có nước tiểu chảy ra.

28. Dẫn lưu nước tiểu liên tục

Kỹ thuật dẫn nước tiểu liên tục là thực hiện kỹ thuật đặt, cố định ống thông tiểu, lưu giữ một thời gian để dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn nhằm tính toán lượng nước vào và ra khỏi cơ thể trong vòng 24 giờ hoặc lấy nước tiểu để làm công tác xét nghiệm.

29. Kỹ thuật rửa bàng quang

Với người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang thì rửa bằng cách đưa một lượng dung dịch rửa kèm kháng sinh vào bàng quang và sau đó dẫn lưu ra ngoài qua thông tiểu.

30. Theo dõi và ghi chép lượng dịch vào ra của cơ thể bệnh nhân

Điều dưỡng viên ghi chép lượng dịch ra vào trên người bệnh trong vòng 24 giờ bao gồm tất cả lượng nước đưa vào cơ thể bằng cả đường ăn và uống hay toàn bộ lượng dung dịch được đưa qua đường tĩnh mạch như tiêm, truyền dịch, truyền máu.

30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản, nâng cao ở trên chính là những nội dung rất cần thiết cho các bạn đã, đang và sẽ học Điều dưỡng. Tất cả những kỹ thuật này đều được giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giảng dạy và hướng dẫn bài bản khi sinh viên tham gia học tại trường.

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Sau một ngày làm việc hay học tập căng thẳng, giấc ngủ đêm là thời gian quan trọng để cơ thể phục hồi. Thức khuya thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu biểu.
 Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

 Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

Thuốc Serratiopeptidase được các chuyên gia y tế sử dụng cho người bệnh để giảm viêm trong các bệnh lý viêm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm xoang, viêm răng lợi,…Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và các tác dụng không mong muốn của thuốc này.
Hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa

Hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh da viêm gây ngứa kéo dài, thường đi kèm với các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, dị ứng phổi, hoặc viêm mũi dị ứng. Triệu chứng thường từ khi còn nhỏ, có thể kéo dài suốt cuộc đời hoặc phát triển vào bất kỳ thời điểm nào.
Đăng ký trực tuyến