Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, u tuyến giáp là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong tuyến giáp, dẫn đến sự hình thành khối u. Dù lành tính hay ác tính, các khối u này đều cần được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của u tuyến giáp. Việc hiểu rõ nên ăn gì và cần kiêng gì sẽ giúp người bệnh thiết lập được thực đơn cân đối, đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Người bị u tuyến giáp nên chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm sau để hỗ trợ kiểm soát khối u, tăng cường miễn dịch và điều hòa chức năng tuyến giáp:
Rau xanh và trái cây tươi
Các loại rau như cải bó xôi, cải thìa, súp lơ chứa nhiều magie – giúp thúc đẩy chuyển hóa của tuyến giáp. Trái cây như ổi, cam, dâu tây, bưởi... giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp tăng đề kháng và hỗ trợ đào thải độc tố.
Thực phẩm giàu iod và selen
Tôm, cá hồi, rong biển cung cấp iod – cần thiết cho tổng hợp hormone tuyến giáp. Sò huyết, hàu và các loại hạt như hạt hướng dương giàu selen – giúp điều hòa hormone và hạn chế sự phát triển bất thường của tế bào tuyến giáp.
Chất chống oxy hóa tự nhiên
Hạt lanh, hạt óc chó: giàu omega-3 và chất chống oxy hóa.
Trà xanh: chứa EGCG hỗ trợ ức chế tế bào u.
Hành, tỏi: chứa sulfur giúp giảm viêm và tăng khả năng thải độc.
Protein chất lượng cao
Thịt nạc như gà, bò, heo cung cấp axit amin thiết yếu.
Cá béo như cá hồi, cá trích: giàu omega-3, hỗ trợ miễn dịch.
Các loại đậu: nguồn đạm thực vật dễ tiêu hóa.
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người mắc u tuyến giáp cũng cần hạn chế hoặc tránh các nhóm thực phẩm sau để tránh ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và làm khối u phát triển nhanh hơn:
Thực phẩm chứa goitrogen
Một số loại thực phẩm có thể cản trở quá trình hấp thu iod – chất cần thiết cho tuyến giáp hoạt động:
Đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn
Bánh kẹo, nước ngọt, món chiên xào nhiều dầu mỡ có thể gây rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ tăng cân, ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp.
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp chứa nhiều chất bảo quản, nitrit – có thể làm tăng nguy cơ u phát triển ác tính.
Nội tạng động vật và thực phẩm nhiều muối
Nội tạng chứa axit lipoic – chất có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp và ảnh hưởng đến thuốc điều trị.
Thực phẩm quá mặn hoặc giàu natri có thể gây mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp và tim mạch.
Dù việc lựa chọn thực phẩm phù hợp rất quan trọng, người mắc u tuyến giáp cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau khi xây dựng thực đơn:
Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể hỗ trợ kiểm soát khối u hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi trường hợp bệnh là khác nhau, do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng cụ thể.
Tổng hợp bởi: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur