Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Thứ năm, 08/05/2025 | 09:36

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

01746672270.jpeg
Những mụn nước ở môi gây khó chịu cho người mắc

Tìm hiểu về tình trạng nổi mụn nước ở môi

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mụn nước ở môi, còn gọi là Herpes môi, là tình trạng da bị phồng rộp và chứa dịch bên trong. Những nốt mụn này thường mọc thành cụm quanh môi hoặc mép miệng, có kích thước nhỏ dưới 5mm, chứa dịch màu trắng đục, vàng, trong suốt hoặc lẫn máu. Khi va chạm nhẹ, mụn có thể vỡ, làm dịch lan ra và lây sang vùng da xung quanh.

Trong 1–2 ngày đầu nhiễm virus, triệu chứng thường chưa rõ ràng. Sau đó, vùng môi sẽ bắt đầu sưng đỏ, nổi mụn nước và gây cảm giác ngứa, nóng rát, tê nhức, nhất là khi ăn uống.

Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như:

  • Sốt cao.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Mụn nước lan sang mũi, má, thậm chí trong họng.
  • Đau đầu, đau cơ.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Trẻ nhỏ có thể chảy nước dãi không kiểm soát.

Nguyên nhân gây mụn nước ở môi

Trước khi tìm hiểu nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì, cần biết nguyên nhân gây bệnh. Thủ phạm chính là virus Herpes simplex (HSV), loại virus có thể “ngủ yên” trong cơ thể và chỉ bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi như: hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, sốt hoặc tiếp xúc ánh nắng mạnh.

HSV-1 thường gây mụn rộp ở môi, mặt, mũi và cằm, còn HSV-2 phổ biến ở vùng sinh dục. Tuy nhiên, quan hệ bằng miệng có thể khiến virus lây chéo giữa hai khu vực này.

Virus Herpes lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch từ mụn nước. Những người dễ bị mụn nước ở môi gồm: người từng xăm môi, bị viêm da cơ địa, rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng tiếp xúc.

Bôi thuốc gì khi bị nổi mụn nước ở môi?

Các nốt mụn nước ở môi thường gây đau rát, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống. Vì vậy, “nổi mụn nước ở môi bôi thuốc gì” luôn là mối quan tâm của nhiều người. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị:

  • Acyclovir (1% hoặc 5%): Là thuốc kháng virus phổ biến, giúp ức chế sự phát triển của virus Herpes, giảm đau và rút ngắn thời gian tổn thương. Có thể gây cảm giác nóng rát nhẹ tại chỗ bôi.
  • Penciclovir (ví dụ: Denavir): Tương tự Acyclovir, giúp làm lành nhanh, giảm ngứa và đau. Thường chỉ định cho người từ 12 tuổi trở lên.
  • Docosanol (ví dụ: Abreva): Hoạt động bằng cách ngăn virus xâm nhập vào tế bào da khỏe mạnh, hỗ trợ giảm viêm, ngứa và rút ngắn thời gian hồi phục.
11746672270.jpeg
Bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì?

Ngoài ra, theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, một số loại khác như Castellani, Mangiferin 5%, Znsp Cell II,... cũng có thể được cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.

Lưu ý: Phần lớn trường hợp nhiễm HSV nên được điều trị kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống để đạt hiệu quả tối ưu. Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn và hướng dẫn dùng thuốc phù hợp, tránh tự ý sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mụn nước ở môi

Sau khi biết mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì, bạn cần lưu ý một số điểm để điều trị hiệu quả:

  • Dùng thuốc đúng liều và theo chỉ dẫn bác sĩ.
  • Bắt đầu điều trị sớm khi có dấu hiệu như ngứa, nóng rát.
  • Một số thuốc có thể gây khô, rát nhẹ; nên uống nhiều nước và giãn thời gian bôi nếu cần.
  • Tránh bôi vào vùng da nhạy cảm.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Nếu sau vài ngày không cải thiện, mụn lan rộng, có mủ hoặc triệu chứng nặng, hãy đi khám ngay.

Người bị nổi mụn nước ở môi nên kiêng gì và biện pháp phòng ngừa

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả và ngăn bệnh tái phát, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thực phẩm nên hạn chế:

  • Đồ ăn cay nóng: Tăng cảm giác ngứa, rát và làm tình trạng nặng thêm.
  • Chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá): Giảm miễn dịch, tăng nguy cơ lan rộng mụn.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ: Gây khó tiêu, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thực phẩm chua, mặn, cứng hoặc nóng (chanh, cam, cà chua...): Làm tăng đau rát, khó chịu khi ăn uống.

Biện pháp phòng ngừa tái phát:

  • Bảo vệ môi: Dùng son dưỡng nhẹ, tránh nắng, bôi kem chống nắng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc mụn nước, không dùng chung đồ.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đủ, tập thể dục, ngủ đúng giờ để tăng sức đề kháng.
  • Tránh thực phẩm dễ kích hoạt tái phát bệnh.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về việc điều trị mụn nước ở môi, đặc biệt là lựa chọn thuốc bôi phù hợp – yếu tố then chốt giúp giảm khó chịu và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào da. Đây là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, không có khả năng xâm lấn hay di căn đến các cơ quan khác. Vậy u da lành tính có nguy hiểm không?
Đăng ký trực tuyến