Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Nghệ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống viêm và ngăn ngừa viêm loét. Đặc biệt hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter Pylori tác nhân gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, còn được sử dụng để làm đẹp, giảm thâm, trị mụn, giúp điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa
Tỏi chứa nhiều hoạt chất allicin có tác dụng khuẩn, kháng viêm mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa và điều trị cảm cúm và các bệnh khác do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị cảm cúm, rút ngắn thời gian bị cảm, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Lưu ý người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh việc được sử dụng như một thuốc kháng sinh tự nhiên, tỏi còn có một số tác dụng như giảm lipid trong máu, hạ huyết áp, giảm đường huyết, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống lại gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa hình thành huyết khối và chống lại quá trình phát triển của khối u trong nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, thanh quản.
Gừng chứa hợp chất tinh dầu gingerol có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như Salmonella, Escherichia coli, giảm viêm, chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch. Gừng được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị cúm, cảm lạnh, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, tiêu chảy do lạnh, lỵ ra máu, buồn nôn, đau bụng và các trường hợp nhiễm khuẩn khác.
Giấm táo chứa nhiều acid acetic, protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A, B1, B2, B6, C, và E, bioflavonoid, pectin, có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Giấm táo được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau trong các món ăn hằng ngày giúp phòng ngừa các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ.
Dầu dừa có chứa nhiều hàm lượng acid lauric – là loại acid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, chống nấm ở mức độ nhẹ, được sử dụng để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, điều trị một số bệnh bệnh nhiễm khuẩn nhẹ.
Dầu dừa còn được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm giúp da kháng khuẩn, chống nấm, dưỡng tóc vô cùng hiệu quả. Acid lauric trong dàu dừa có thể ngấm sâu vào tóc, phủ một lớp ngoài bảo vệ giúp tóc mượt và giảm hư hại.
Lưu ý Dầu dừa có 90% là acid béo no nên không tốt cho tim mạch. Vì vậy, không nên dùng dầu dừa thường xuyên trong xào nấu, trộn salad dùng hàng ngày.
Mật ong chứa nhiều thành phần cacbonhydrat, nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin B2, B3, B6, B9, vitamin C và các loại khoáng chất như kẽm, canxi, photpho, sắt, magie,... giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ tốt cho hệ tuần hoàn. Mật ong nguyên chất được xem là kháng sinh tự nhiên, sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, hỗ trợ điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn bên trong và một số điều trị tại chỗ cho vết bỏng và vết thường bị nhiễm trùng.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM