Để loại bỏ hoài toàn các mối nguy cơ bị bỏng ra khỏi cuộc sống là không thể, tuy nhiên chúng ta có thể trang bị cho mình kiến thức vần đề phòng tránh và xử lý khi bị bỏng giúp hạn chế tối đa hậu qua. Sau đây là 1 số lưu ý về các phòng và xử lý bỏng.
Bị bỏng nhiệt thì sơ cứu như thế nào cho đúng cách
1. Bỏng là gì ?
Theo Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cho biết Bệnh bỏng là sự chấn thương đối với da hoặc mô do nhiệt, điện, hóa chất… Bệnh bỏng không chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng còn làm tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.
2. Một số nguyên nhân gây ra bỏng nhiệt.
Do tiếp xúc với lửa, nước sôi, các vật nóng hoặc các chất lỏng nóng như hơi nước, dầu ăn… gây ra.
3. Phân độ bỏng.
Bỏng nông:
Bỏng độ 1: Viêm da cấp vô khuẩn
Bỏng độ 2: Bỏng biểu bì
Bỏng độ 3: Bỏng trung bì
Bỏng sâu:
Bỏng độ 4: Bỏng toàn bộ lớp da
Bỏng độ 5 : Bỏng các lớp sâu dưới lớp cơ nông
4. Các bước sơ cứu khi bị bỏng nhiệt
Sơ cứu khi bị bỏng
Bỏng do nước sôi hay các vật nóng thì việc đầu tiên là phải loại bỏ nguyên nhân, đưa người bị nạn tránh xa khỏi khu vực xảy ra tai nạn.
Đối với bỏng do lửa thì bước đầu tiên nên sử dụng, cát, nước hoặc áo choàng dập lửa đám cháy. Cởi bỏ nhanh nhất là xé ngay phần trên người áo, quần còn cháy ra.
Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương, sau đó xả dưới vòi nước mát ít nhất là 15 phút. Nước mát sẽ làm cho nhiệt vùng vết thương dịu đị, giảm tình trạng đau rát, sưng tấy. Tuyệt đối không lấy đá lạnh để chườm vì vết thương tiếp xúc với đá lạnh sẽ làm tổn thương thêm.
Sử dụng gạc vô khuẩn hoặc nếu không có thì dùng vải sạch băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc với bụi bần lên vết bỏng.
Những trường hợp bỏng nhẹ, diện tích nhỏ, bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Vùng da tổn thương bên ngoài bong ra và lên da mới. Trường hợp bỏng nặng, vết bỏng có diện tính lớn vào sâu thì sau khi sơ cứu phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
5. Lưu ý khi xử lý vết bỏng nhiệt.
Nhiều cách trị bỏng trong dân gian như bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay đắp lá… lên vết bỏng sẽ khỏi nhanh tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến vết thương ngay lúc đó sẽ tệ hơn và khả năng viêm nhiễm cao hơn.
Nên dùng nước mát để làm sạch và hạ nhiệt vùng bỏng, không đắp đá lạnh trực tiếp lên vết thương vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến biểu bì da co rút lại vết bỏng sẽ khó lành hơn.
Khi bị bỏng diện tích lớn không nên cởi quần áo, sẽ làm va quệt vào vết thương khiến đau rát, nên sử dụng kéo cắt lớp quần áo ra.
6. Những biện pháp phòng ngừa tai nạn bỏng nhiệt.
Không để trẻ em đi gần khu vực bếp khi đang nấu hoặc những đồ ăn nóng, nước nóng để xa tầm với của trẻ.
Tranh bị bình cứu hỏa gần khu vực dễ cháy nổ
Khi pha nước tắm cho trẻ hoặc xả vòi nước từ bình nóng lạnh cần kiểm tra kỹ nhiệt độ trước khi cho trẻ tắm.
Cần chú ý tránh va chạm vật nóng như ống bô xe, máy móc đang hoạt động,…
Khi trời nắng gắt cần che chắn tốt trước khi ra ngoài.
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Khuyên việc xử lý bỏng nhiệt đúng cách rất quan trọng giúp hạn chế sự tổn thương, biến chứng. Nhất là đối với gia đình có con nhỏ, các nguy cơ khiến con gặp tai nạn bỏng rất nhiều. Không nên chủ quan với tình trạng bỏng mà phải sơ cứu đúng cách và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị.
Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.