Bí quyết chữa thận ứ nước bằng thảo dược

Thứ bảy, 09/03/2024 | 15:42

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ lại ở bể thận, nguyên nhân chủ yếu do hẹp niệu quản. Cùng với giải pháp điều trị Tây y và y học dân gian có những cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả được nhiều người công nhận

Thận ứ nước là gì?

Ứ nước bể thận và niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng tại thận.
Ứ nước bể thận và niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng tại thận.

Theo Giảng viên, Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết,  Thận ứ nước là một trong những căn bệnh đường tiết niệu có thể gây nhiều biến chứng thành khác nhau ảnh hướng đến sức khoẻ.  Khi bị hẹp hoặc tắc nghẽn niệu quản, nước tiểu trong thận bị ứ lại, không được đào thải xuống bàng quang, làm cho bể thận ngày càng giãn to, thận sưng phù và tổn thương.

Thận bị ứ nước có thể xảy ra ở một bên hoặc ở cả hai bên thận. Trong giai đoạn cấp, thận ứ nước ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thận gây tổn thương thận có thể tự khỏi trong một vài ngày. Nếu không điều trị sớm dẫn đến thận ứ nước mạn tính mức độ nặng có thể làm suy giảm chức năng thận, có thể tiến triển âm thầm trong vài tuần hoặc vài tháng, về lâu dài thận không hoàn thành được chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu.

Dấu hiệu nhận biết thận ứ nước?

Thận ứ nước cấp tính

Đau từ khu vực sườn lan đến háng, nước tiểu có máu, đau vùng gần thượng vị, cảm giác muốn nôn, buồn nôn, vã mồ hôi khi cơn đau, cơn đau đến thành từng cơn, nặng thì mức độ cơn đau càng quằn quại, cử động vẫn thấy đau, thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều về đêm, gây xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu, thay đổi trong nhu động ruột, nước tiểu rơi thành từng giọt, tiểu rắt và nóng rát tại lỗ niệu đạo.

Thận ứ nước mãn tính

Các mạch máu và tế bào trong thận đã giãn to và gần như thoái hóa, khiến việc lọc máu trở nên kém hơn, cơ thể đau mỏi, nhức cơ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rối loạn các chất điện giải trong máu (natri, kali, canxi), rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, người hồi hộp, co thắt cơ bắp, đau bụng diễn ra thường xuyên do sỏi to trong thận, da ngứa, mẩn hồng bên dưới, bụng chướng, thường bị khó tiêu do thận ứ nước phình to chiếm diện tích trong khoang bụng.

Nguyên nhân gây thận ứ nước?

  • Do sỏi thận: Sỏi hình thành trong thận làm tắc nghẽn niệu quản, nước tiểu ứ lại và không xuống được bàng quang, đây chính là nguyên nhân gây ra thận ứ nước và làm cho kích thước thận giãn to.
  • Do hẹp niệu quản: Do dị tật bẩm sinh hoặc do bệnh lý. Nếu như niệu quản bị viêm, nghẹt thì nước tiểu không đào thải ra khỏi ra được.
  • Do các bệnh lý ở bàng quang: Sỏi ở bàng quang, viêm bàng quang, bàng quang co bất thường.
  • Do u lành tính hoặc ác tính: U ở đường tiết niệu hoặc bàng quang cũng làm thận ứ nước.
  • Do bệnh phụ khoa: Nữ giới bị viêm phụ khoa và có dấu hiệu thận ứ nước, phổ biến hơn ở phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, phụ nữ bị sa tử cung và ung thư tuyến tiền liệt ở am giới.

Các thảo dược giúp chữa thận ứ nước?

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo
Kim tiền thảo

Lá và thân cây Kim tiền thảo có các thành phần dược chất như coumarin, flavonoid, saponin. Theo Đông y, Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, hỗ trợ bào mòn sỏi thận, hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu, thận ứ nước, tăng cường chức năng thận, được sử dụng chữa viêm nhiễm đường niệu đạo, viêm bàng quang, sỏi mật, sỏi thận, tiểu buốt.

Cách thực hiện:

Sắc uống: Lấy 3g kim tiền thảo tươi đem sắc với nước uống hàng ngày sau bữa ăn. Uống từ 2 – 3 lần/ngày.

Sắc với râu mèo:  Lấy 1g kim tiền thảo nấu cùng với 1g cỏ râu mèo khô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần nước sắc này để tăng cường chức năng thận, lọc máu, lợi tiểu rất tốt và thải bỏ những độc tố trong cơ thể.

Cây từ bi

Cây từ bi
Cây từ bi

Cây đại bi hay từ bi, trong lá đại bi có thành phần tinh dầu (d. bocneola 1. campho, xineola) và chất băng phiến (bocneola). Cây từ bi có vị đắng, tính ấm, thanh nhiệt, thải chất độc rất tốt cho cơ thể. Cây từ bi được sử dụng chữa thận ứ nước được công nhận trong dân gian lâu đời và thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến thận.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy 200g lá từ bi, 100g sả tươi, 50g lá chanh, 10g thủy xương bồ. Các thảo dược này đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước. Để thuốc sắc lại trong ấm đến khi còn ⅔ phần nước thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 2 phần uống trong ngày sáng vài chiều.

Cách 2: Lấy 20g lá từ bi, 1,5g hoạt thạch tán, 10g rau ngổ. Cho cây thuốc thảo dược vào ấm sắc cùng với 2 lít nước. Sắc đến khi phần thuốc còn khoảng ⅔ ấm, lọc lấy nước sắc uống sau các bữa ăn chính.

Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh

Thân rễ cỏ tranh có chứa các thành phần như biphenyl ether cylindol, các phenol imperanen, sesquiterpen, cylindren, lignan, các loại đường (saccharose, glucose, fructose, xylose); các axít hữu cơ (acid oxalic, acid malic). Thân rễ cỏ tranh vị ngọt tính hàn, vào ba kinh tâm, tỳ, vị. Có tác dụng kháng khuẩn, lợi niệu, thanh nhiệt và thải độc tốt cho cơ thể, tiêu ứ huyết, rất tốt cho thận trong điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, chảy máu cam và trong điều trị thận ứ nước.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy rễ cỏ tranh, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô ráo nước, đem rễ cỏ tranh đem cho vào chảo sao vàng cùng với gừng. Cho các dược liệu vào ấm sắc cùng với 0,5 lít nước cho đến khi nước sắc còn khoảng ⅔ ấm là được. Lọc lấy nước sắc uống, giúp ấm bụng, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày trước khi ăn để cải thiện chức năng thận.

Cách 2: Lấy rễ cỏ tranh sắc cùng với củ khóm và cuống đu đủ, uống 2 – 3 lần mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị thận ứ nước, dùng hàng ngày đến khi nhận thấy kết quả.

Nghệ

Nghệ
Nghệ

Thân rễ Nghệ chứa các thành phần như curcuminoid (gồm curcumim I, II, III), tinh dầu gồm các sesquiterpen như (zingiberen, turmeron, arturmeron). Ngoài ra còn có tinh bột. Theo Đông y, Thân rễ Nghệ có vị cay tính mát, hành khí, giải uất, lương huyết, lợi mật, trừ vàng da. Nghệ là một trong những cây thuốc nam trị thận ứ nước hiệu quả, hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác về thận.

Cách thực hiện:

Cách 1: Đem nghệ trộn cùng với sữa chua, mỗi ngày đều dùng hỗn hợp này để hỗ trợ thận lọc máu, lọc độc tố.

Cách 2: Lấy một thìa bột nghệ pha cùng với 1 cốc nước ấm uống trước khi ăn sáng để bổ trợ cho thận.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa thận ứ nước?

Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng thận ứ nước.

Không nên lạm dụng nước uống từ cây thuốc thảo dược.

Ưu tiên các loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả hay độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc thảo dược chỉ là giải pháp gíup hỗ trợ không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thêm thuốc thảo dược.

Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng thận ứ nước, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các thảo dược hỗ trợ chữa thận ứ nước.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thận ứ nước
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Thêm 4 trường đại học Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển

Sáng 23/7, một số trường đại học đào tạo ngành Y Dược đã công bố ngưỡng điểm sàn để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.
Bộ GD&ĐT quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chính sách ưu tiên mới cho tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển sớm một số trường Đại học khối ngành Y dược năm 2024

Điểm chuẩn xét tuyển sớm một số trường Đại học khối ngành Y dược năm 2024

Một số trường đại học thuộc khối ngành Y dược: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Đại học Y dược TPHCM, Đại học Khoa học Sức khỏe đã lần lượt công bố điểm chuẩn trúng tuyển của các phương thức xét tuyển sớm.
Đăng ký trực tuyến