Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học khi lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển phải bảo đảm căn cứ vào yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học khi lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển phải bảo đảm căn cứ vào yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình đào tạo.
Thông tin từ Ban Tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản gửi đến các trường đại học, cao đẳng, yêu cầu tiến hành rà soát tổ hợp và phương thức xét tuyển, đặc biệt đối với những ngành sử dụng đa dạng hình thức tuyển sinh. Theo đó, các tổ hợp xét tuyển phải được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi phù hợp với từng ngành đào tạo. Riêng đối với nhóm ngành sư phạm, cần có quy định cụ thể về yêu cầu kiến thức đối với từng môn học liên quan.
Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm giải trình rõ ràng về cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển và tổ hợp môn xét tuyển tương ứng.
Bộ GD-ĐT lưu ý rằng, kể từ năm 2025, học sinh trung học phổ thông sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó các em được lựa chọn môn học. Do đó, nếu các trường sử dụng tổ hợp không bao gồm môn học cốt lõi, có thể dẫn đến tình trạng thí sinh trúng tuyển vào ngành mà chưa từng học môn đó trong suốt 3 năm phổ thông.
Thực tế gần đây ghi nhận một số trường đại học gây tranh cãi khi tổ chức tuyển sinh một số ngành nhưng lại không đưa môn học chính vào tổ hợp xét tuyển. Ví dụ, Trường Đại học Hòa Bình tuyển sinh ngành Y bằng các tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh), A01 (Toán, Lý, Anh)... Trong khi đó, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xét tuyển ngành Sư phạm Lịch sử bằng các tổ hợp D01, C04 (Toán, Văn, Địa lý), C14 (Toán, Văn, Giáo dục Kinh tế & Pháp luật), nhưng không có môn Lịch sử trong số đó.
Tin tức từ phòng truyền thông Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Việc một số trường sử dụng tổ hợp xét tuyển thiếu vắng môn học then chốt của ngành đào tạo khiến dư luận lo ngại về khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên sau khi trúng tuyển, cũng như chất lượng đào tạo lâu dài.
Trả lời báo chí trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh rằng khi học sinh không còn học tất cả các môn như trước, các cơ sở đào tạo cần rà soát kỹ các tổ hợp xét tuyển, bảo đảm lựa chọn được thí sinh có năng lực và kiến thức phù hợp với ngành học.
Bộ GD-ĐT khẳng định: Các trường có quyền tự chủ trong tuyển sinh, song phải tuân thủ đúng quy chế, bảo đảm tính công bằng, minh bạch và chất lượng trong công tác đào tạo.