Các dấu hiệu thường gặp của bệnh tự kỷ ở người lớn

Thứ năm, 11/01/2024 | 09:10

Người thân bạn có thể thay đổi giao tiếp, hành vi và trong công việc. Đừng trách móc họ ngay lập tức. Thay vào đó, quan tâm và tìm hiểu vì họ có thể đang trải qua các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn.

01704940036.jpeg
Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?

Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?

Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, bệnh tự kỷ ở người lớn đề cập đến một loại rối loạn phức tạp trong hệ thống thần kinh, tác động đến hoạt động của não. Tình trạng này gây ra những khuyết điểm trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời tạo ra nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành vi, và quá trình tư duy.

Bệnh tự kỷ thường xuất hiện với đa dạng các triệu chứng và hành vi, có độ biến động từ những vấn đề nhỏ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày đến những biểu hiện nghiêm trọng đòi hỏi sự chăm sóc y tế.

Bệnh tự kỷ ở người lớn có những triệu chứng gì?

Biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người lớn có sự đa dạng tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung mà tất cả người mắc bệnh tự kỷ thường phải đối mặt, bao gồm:

Mối quan hệ xã hội:

  • Khó khăn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, thể hiện qua thiếu biểu cảm trên khuôn mặt và tư thế cơ thể không tự nhiên.
  • Không thể thiết lập tình bạn và tương tác xã hội với những người cùng trang lứa.
  • Gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ cảm xúc và hưởng thụ những thành tựu hay lợi ích từ mối quan hệ.

Công việc và giao tiếp:

  • Tiếp thu chậm, học kém hoặc ít nói chuyện, có thể đến mức không nói chuyện.
  • Khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện.
  • Rập khuôn máy móc và lặp lại ngôn ngữ, thể hiện qua việc sử dụng lặp lại từ hoặc cụm từ.
  • Khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa ẩn đằng sau các câu nói hoặc biểu hiện ngôn ngữ khác nhau.
11704940036.jpeg
Bệnh tự kỷ ở người lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến công việc của người bệnh

Hành vi cụ thể:

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết các hành vi cụ thể của bệnh tự kỷ ở người lớn như sau:

  • Sự tập trung vào một chi tiết cụ thể của một vật thể quen thuộc, thay vì tập trung tổng thể.
  • Quan tâm và lo lắng đặc biệt về một chủ đề nào đó, có thể là sở thích chuyên sâu như trò chơi điện tử hoặc kinh doanh thẻ.
  • Rập khuôn hành vi theo kiểu máy móc và lặp lại một số hành động hoặc hành vi.
  • Những biểu hiện này có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh tự kỷ ở mỗi người.

Phát hiện mới về bệnh tự kỷ ở người lớn

Một số người mắc bệnh tự kỷ thường không được phát hiện từ khi còn nhỏ, mặc dù rối loạn chức năng não này thường xuất hiện trước khi bệnh nhân đạt 3 tuổi.

Dấu hiệu cụ thể của bệnh tự kỷ ở người lớn có sự đa dạng, từ nhẹ đến nặng, điều này làm cho nhận diện trở nên khó khăn. Các trường hợp nhẹ thường thể hiện qua khả năng học kém, trải qua khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, và thường xuyên bị bắt nạt. Họ cũng gặp khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi trong gia đình và xã hội.

Khoảng 20% người lớn mắc bệnh tự kỷ có trí thông minh bình thường, có khả năng nói chuyện và học hành. Tuy nhiên, giọng nói của họ thường đơn điệu, giống như người nước ngoài học nói tiếng Việt. Họ thường gặp khó khăn trong việc xử lý mối quan hệ xã hội, thiếu bạn bè và không ưa sự giao tiếp xã hội.

Phần lớn 80% còn lại của người lớn mắc bệnh tự kỷ thường xuất hiện các vấn đề phức tạp khác như chậm phát triển tâm thần, động kinh, trầm cảm, hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Chẩn đoán tình trạng bệnh ở giai đoạn này thường trở nên phức tạp hơn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: bệnh tự kỷ
Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến