Các loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 14/04/2025 | 15:53

Những cơn ho dai dẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ.

01744621322.jpeg
Người bệnh nên sử dụng thuốc trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ

Tìm hiểu về triệu chứng ho

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi hệ hô hấp bị kích thích bởi các tác nhân như nhiễm trùng, khí độc, dịch tiết, bụi hoặc khói thuốc. Đây không phải là bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến hô hấp, tiêu hóa hoặc tim mạch.

Ho được chia thành hai dạng chính:

Ho cấp tính: Kéo dài dưới 3 tuần, thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân;
  • Viêm họng, sổ mũi, thở khò khè;
  • Sốt, ớn lạnh.

Ho mạn tính: Kéo dài trên 4 tuần ở trẻ em và 8 tuần ở người lớn, có thể đi kèm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi;
  • Khàn tiếng, đau họng;
  • Thở khò khè, khó thở;
  • Ho ra máu, ho có đờm;
  • Ợ nóng, ợ chua.

Nguyên nhân gây ra ho dai dẳn

Trước khi áp dụng phương pháp điều trị ho, việc xác định rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này là điều cần thiết để lựa chọn hướng xử lý hiệu quả và phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra ho cấp tính và ho mạn tính:

Nguyên nhân gây ho cấp tính:

  • Viêm mũi dị ứng: Do hít phải các tác nhân kích ứng như bụi, phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng,… dẫn đến các phản ứng như ngứa mắt, hắt hơi, ho, sổ mũi,...
  • Nhiễm virus đường hô hấp trên: Các bệnh như viêm họng, viêm thanh quản, cảm lạnh có thể kích hoạt phản xạ ho.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm phổi thường gây ho kèm sốt.
  • Tiếp xúc với khói: Khói thuốc lá, khói bếp, khói từ đám cháy hoặc nhà máy đều ảnh hưởng đến đường thở.
  • Xẹp phổi (tràn khí màng phổi): Thường gặp ở người hút thuốc lá lâu năm, có biểu hiện đau ngực, khó thở, ho khan.
  • Thuyên tắc phổi: Cục máu đông di chuyển đến phổi, gây ho ra máu, khó thở, đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Suy tim: Khi tim suy yếu, dịch có thể ứ đọng ở phổi, gây ho và khó thở.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Dịch vị axit kích thích niêm mạc thực quản và họng, gây ra ho.

Nguyên nhân gây ho mạn tính:

11744621322.jpeg
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho day dẳn
  • Hen suyễn: Ho là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh hen.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài: Gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến ho kéo dài.
  • Hội chứng ho đường hô hấp trên (UACS): Dịch nhầy chảy từ xoang xuống họng gây ho liên tục.
  • Viêm phổi, viêm phế quản mạn tính: Gây các cơn ho kéo dài dai dẳng.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp: Một số thuốc có thể gây kích thích phản xạ ho.
  • Ung thư phổi: Thường gặp ở người hút thuốc lâu năm, biểu hiện bằng ho dai dẳng, khó thở, ho ra máu.

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thông thường, các cơn ho còn sót lại sau khi khỏi cảm lạnh hay cảm cúm không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, có đờm, ho ra máu,… thì cần nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính hoặc ung thư phổi.

Công dụng của các loại thuốc trị ho

Thuốc trị ho giúp giảm các cơn ho khan, ho có đờm, cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp.

Các loại thuốc trị ho phổ biến

  • Thuốc kháng histamin: Giảm dị ứng, hạn chế tiết dịch nhầy. Ví dụ: Diphenhydramine, Brompheniramine.
  • Thuốc long đờm: Giúp đẩy đờm ra ngoài như Guaifenesin.
  • Thuốc giảm ho: Ức chế phản xạ ho, gồm Dextromethorphan, Pholcodine.
  • Thuốc chống phù nề: Giảm sung huyết như Phenylephrine, Oxymetazoline.
  • Thuốc hỗ trợ khác: Paracetamol, ibuprofen giúp giảm đau, hạ sốt.

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn;
  • Táo bón, nổi mề đay, tim đập nhanh, suy hô hấp.

Chống chỉ định và thận trọng

Không dùng thuốc trị ho cho:

  • Người dị ứng thành phần thuốc;
  • Trẻ dưới 2 tuổi;
  • Bệnh nhân hen suyễn, tràn khí màng phổi (trừ khi có chỉ định);
  • Người đang dùng thuốc MAOIs;
  • Bệnh nhân suy hô hấp.

Lưu ý

Chỉ nên dùng thuốc trị ho trong vài ngày nếu triệu chứng nhẹ. Nếu ho kéo dài, có đờm hoặc ho ra máu, cần đi khám để điều trị đúng cách.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc trị ho
Lợi ích của Quả Nhàu đối với sức khoẻ

Lợi ích của Quả Nhàu đối với sức khoẻ

Quả Nhàu không chỉ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khoẻ mà còn được xem là một vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng giảm đau, giảm viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, hạ huyết áp, chữa đau nhức xương khớp, cao huyết áp…
Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc an thần, bổ phổi từ một  loài hoa kiêu sa

Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc an thần, bổ phổi từ một  loài hoa kiêu sa

Hoa Bách hợp – loài hoa thanh tao, hương thơm dễ chịu – được ưa chuộng trong trang trí và là vị thuốc quý trong Đông y. Hoa và củ giúp an thần, bổ phổi, trị ho, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể gây ra những tác hại gì?

Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể gây ra những tác hại gì?

Viêm da dị ứng thời tiết thường khởi phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, khiến da phản ứng bằng các triệu chứng như ngứa ngáy, khô rát, mẩn đỏ,... Nếu không kiểm soát tốt các yếu tố kích thích, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần.
Các loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng

Những cơn ho dai dẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đăng ký trực tuyến