Cadirizin là thuốc chống dị ứng được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên để điều trị các triệu dị ứng như viêm mũi dị ứng lâu năm, viêm mũi dị ứng theo mùa và các triệu chứng của mày đay.
Cadirizin là thuốc chống dị ứng được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên để điều trị các triệu dị ứng như viêm mũi dị ứng lâu năm, viêm mũi dị ứng theo mùa và các triệu chứng của mày đay.
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cadirizin là thuốc có chứa thành phần hoạt chất Cetirizine, là loại thuốc kháng histamine H1 ngoại vi mạnh và chọn lọc. Cetirizine hoạt động bằng cách cạnh tranh và ngăn chặn histamine gắn vào thụ thể H1, làm giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, nổi mề đay, ngứa, chảy nước mắt.
Viên nén: Cetirizine 10mg
Điều trị các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, trong viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng dai dẳng.
Điều trị các triệu chứng nổi mày đay, mẫn ngứa da, mày đay mạn tính, phù Quincke, ngứa mắt, chảy nước mắt trong bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn: Uống 10mg/lần/ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 10mg/lần/ngày.
Tóm lại, tuỳ vào tuổi, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.
Nếu người bệnh quên một liều thuốc Cadirizin nên uống ngay khi nhớ ra. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng thời điểm trong kế hoạch điều trị.
Người bệnh dùng quá liều Cadirizin với một liều ít nhất gấp 5 lần liều khuyến cáo hàng ngày, gây triệu chứng như lú lẫn, tiêu chảy, chóng mặt, mệt, nhức đầu, bồn chồn, an thần, buồn ngủ, khó chịu, giãn đồng tử, ngứa, sững sờ, run, bí tiểu, tim đập nhanh.
Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Chống chỉ định của Cadirizin
Người bệnh có tiền sử quá mẫn với Cetirizin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bệnh suy thận nặng.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cadirizin cho những trường hợp sau
Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Cadirizin đồng thời với đồ uống có cồn.
Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Cadirizin cho người bệnh động kinh và người bệnh có nguy cơ co giật
Lưu ý không dùng thuốc Cadirizin hàm lượng 10mg dạng viên nén cho trẻ em dưới 6 tuổi vì dạng thuốc này không cho phép điều chỉnh liều dùng phù hợp cho trẻ.
Lưu ý thời kỳ mang thai: Chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh về sử dụng cetirizine ở phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cadirizin cho phụ nữ đang mang thai.
Lưu ý thời kỳ cho con bú: Cetirizine có bài tiết qua được sữa mẹ với nồng độ thấp trong huyết tương. Nên thận trọng khi sử dụng cetirizine cho phụ nữ đang cho con bú.
Lưu ý cần thận trọng khi sử dụng cho người đang lái xe, lái tàu hay đang vận hành máy móc. Vì thuốc Cadirizin có thể gây buồn ngủ hoặc dùng đồng thời với uống rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm suy giảm sự tỉnh táo và khả năng hoạt động, ảnh hưởng việc lái xe và vận hành máy móc.
Thường gặp
Ngủ gà, rối loạn tiêu hóa.
Ít gặp
Phản ứng dị ứng, khô miệng, nhức đầu, ra mồ hôi, tăng cân.
Hiếm gặp
phù nề, bất thường chức năng gan, hạ huyết áp khi dùng liều cao, mất ngủ, triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày hoặc ở người cao tuổi, lú lẫn, trầm cảm, hoang tưởng.
Tóm lại, trong khi sử dụng thuốc Cadirizin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do thuốc gây ra, cần ngừng thuốc ngay, tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Chưa có nghiên cứu lâm sàng về tương tác thuốc Cadirizin. Tuy nhiên, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn sử dụng thuốc môt cách an toàn và hiệu quả.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur