Cây nghệ độc – vị thuốc có chữa được đau dạ dày HP không?

Thứ tư, 05/07/2023 | 15:55

Người ta đang truyền tai nhau về công dụng của củ nghệ trắng (nghệ độc) và gắn mác cho loại dược liệu này là "vị thần dược" có khả năng chữa trị nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, việc xác minh sự thật về cây thuốc này là cần thiết.

Hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về Cây thuốc này nhé!

01688547413.jpeg

Hình ảnh cây Nghệ trắng ( Nghệ độc)

1.Đặc điểm chung Dược liệu:

Tên khác:  Nghệ trắng, Nghệ rừng, Nghệ mọi, Ngải trắng, Nghệ thơm, …

Tên khoa học:  Curcuma aromatica Salisb - Zingiberaceae họ Gừng. 

  •  
  • Mô tả thực vật:

- Nghệ trắng thuộc loại cây thân thảo, cao khoảng 20-60cm (cao tối đa 1 mét). có đặc điểm khá giống với cây nghệ vàng, Thân cây mọc thẳng, không phân nhánh.

Top of Form

- Thân rễ của nó khỏe mạnh, củ có hình trụ, phát triển từ các chốt, bên trong củ có màu vàng nhạt.

- Lá có hình ngọn giáo, lá mặt dưới có lông mịn, mặt trên lá nhẵn. lá dài 30-60cm, rộng khoảng 10-20cm. có cuống ngắn ôm lấy thân cây.

- Hoa có hình nón vẩy lõm có màu xanh lục nhạt, tiếp đến là những vẩy hoa có màu hồng nhạt hoặc màu tím,  mọc một bên gốc cây, xếp chồng lên nhau. mọc thành cụm, mỗi cụm thường có 3-6 hoa riêng lẻ. thưa, không có thụ phấn.

- Cây ra hoa từ tháng 4-6 hàng năm.

1.2. Phân bố, sinh thái:

Nghệ trắng có phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước Nam Á.

Ở Việt Nam, nghệ trắng thường được tìm thấy ở các vùng núi phía Tây Bắc, Quảng Bình và vùng Tây nguyên Đắk Lắk. Tuy nhiên, hiện nay, nghệ trắng cũng được trồng ở nhiều vùng khác trên đất nước để sử dụng làm gia vị và điều trị một số bệnh lý phổ biến

2. Bộ phận sử dụng

-Là thân rễ (Rhizoma Curcumae Aromaticae).

Củ nghệ độc: có hình dạng khá giống với nhiều loại nghệ thông thường khác. Tuy nhiên, phần lõi bên trong của củ lại có màu trắng và không mang lại cảm giác cay nồng như nghệ vàng.

Sau khi được thu hoạch, củ nghệ trắng được chế biến thành thuốc hoặc chiết xuất thành tinh dầu. Tinh dầu này thường được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và hóa mỹ phẩm.

-Thu hái – Sơ chế

Củ được thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông;

Sau khi thu hoạch, củ nghệ trắng được loại bỏ rễ con, rửa sạch và ngâm nước trong khoảng 2-3 giờ. Sau đó, củ được ủ mềm và thái thành lát mỏng, sau đó được phơi hoặc sấy khô và bảo quản để sử dụng dần.

Để bảo quản dược liệu, cần đảm bảo điều kiện khô ráo, thoáng mát và tránh nơi có độ ẩm cao.

11688547413.jpeg

Củ Nghệ trắng

3. Thành phần hóa học

Trong lĩnh vực y học, nghệ độc được biết đến là một loại dược liệu có hàm lượng cao các hoạt chất thuộc nhóm Curcuminoid, đặc biệt là một chất kháng sinh mạnh.

Các nghiên cứu khoa học đã công bố thành phần của nghệ độc bao gồm: 53% Borneol, 16.6% Camphor, 7.7% Limonene, 3.1% Byclo, 2.3% Alpha-limonene diepoxy, 1.4% Terpineol...

Ngoài ra, nghệ trắng còn chứa các hợp chất thuộc nhóm Sesquiterpenoid, chiếm tỷ lệ trên 10% trong trọng lượng tinh dầu. Nghệ trắng cũng có chất dầu bay hơi có vị cay và mùi thơm, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư, nhờ khả năng tiêu diệt và loại bỏ khối u.

3. Tác dụng của củ nghệ trắng

* Theo y học hiện đại: của củ nghệ độc như sau:

  • - Kháng khuẩn và kháng viêm, có khả năng chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày và đường hô hấp.
  • - Có khả năng ngăn ngừa ung thư, ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển của các khối u.
  • - Giúp loại trừ bỏ chất Lipid dư thừa trong máu.
  • - Giảm nguy cơ ngưng kết tập tiểu cầu, chống huyết khối, và ngăn ngừa tình trạng tim mạch và tăng huyết áp.
  • - Có tác dụng hạn chế và điều trị cơn đau đầu và nhiễm khuẩn da.
  • - Chưa trị mụn trứng cá và các bệnh viêm da.

*Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền: Trong y học cổ truyền, củ nghệ trắng được xem là dược liệu có tính mát, vị cay và hơi đắng. Nó được quy vào kinh Can, Tâm, Phế và có chủ trị trong các bệnh lý sau:

  • - Trướng bụng, tức ngực, đau mạn sườn và đau nhức gân cốt.
  • - Giúp điều trị các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam và tiểu ra máu.

- Xơ gan, Viêm gan mạn tính; Vàng da ứ mật;

- Đau bụng kinh Kinh nguyệt không đều.

- Động kinh;

- Củ nghệ độc chữa đau dạ dày là biện pháp dân gian hữu hiệu vì trong củ nghệ độc có chứa hàm lượng các chất kháng viêm, chống khuẩn

4. Một số bài thuốc từ nghệ trắng

1.Chữa trị đau bụng kinh, máu xấu, băng huyết:

 Sử dụng một thang thuốc gồm Nghệ độc, Mần tưới, Nhọ nồi (sao cháy), Hương phụ tử mỗi vị 20g, Ngải cứu sao đen 12g, Tô mộc 16g. Chế thành thuốc và dùng mỗi ngày 2 lần. Uống mỗi hàngngày trong 2 tuần, chia làm 3 lần uống trước kỳ kinh nguyệt 2 tuần.

2.Chữa trị nôn ra máu:

Dùng hỗn hợp dược liệu gồm Nghệ độc, Đơn bì, Chi tử, Địa long mỗi vị 10g.

Sắc với nước và dùng mỗi ngày một lần.

3.Chữa trị viêm gan mạn tính, đau vùng gan,:

Dùng Nghệ độc (sao khô), Xuyên luyện tử, Chỉ xác, Sài hồ, Đại hoàng, đều sao vàng mỗi vị  9g.cùng với  30g mỗi loại dược liệu sao khô gồm Nhân trần, Kim Tiền Thảo và 6g Mộc hương.

Sắc với nước và uống trong ngày chia thành 3 lần (uống trước bữa ăn).

Uống 1 thang/ngày, duy trì liên tục trong 3 – 4 tuần;

4. Chữa trị chứng ho gà:

Dùng 20g Nghệ độc, rửa sạch và giã nát, thêm rượu trắng 20ml 30 độ sao cho đủ ướt nghệ. Đem chưng cách thủy hỗn hợp trong 1 giờ, gạn lấy dịch chiết đem uống 2 – 3 lần /ngày. Dùng đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng;

5. Cách sử dụng củ nghệ độc chữa đau dạ dày hiệu quả

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong củ nghệ độc rất giàu Củ nghệ độc chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và có tác dụng tốt đối với bệnh đau dạ dày.  Để đạt hiệu quả cao, cần kết hợp củ nghệ độc với các loại dược liệu có tác dụng tương đương Có thể dùng theo nhiều cách để đem lại hiệu quả khác nhau và lành tính như:

5.1. Củ nghệ độc pha mật ong

Cách này đơn giản, dễ làm dùng để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đau dạ dày:

Chuẩn bị:  Dùng 01 củ nghệ độc tươi, không sâu rầy

Đem Củ nghệ rửa sạch, cạo sạch phần vỏ bên ngoài rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

Cho vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn hoặc dùng cối chày giã nhuyễn (tùy thích) .

Cho vào 1 – 2 muỗng mật ong, trộn đều lên và sử dụng.

để sử dụng được lâu hơn bảo quản trong tủ lạnh

5.2. Bột củ nghệ độc

Cách này phức tạp, thời gian làm lâu hơn một chút nhưng lại đem đến kết quả rất tốt trong việc hỗ trợ chữa trị, cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày. 

Chuẩn bị: 01 củ nghệ độc và mật ong nguyên chất

Rửa cạo sạch vỏ rồi rửa sạch. Cắt thành từng miếng mỏng đem đi phơi khô, sấy khô. Rồi nghiền nghệ thành bột nhuyễn mịn, sau đó cho thêm mật ong và một ít nước vào và uống trực tiếp. Phần bột dư có thể cho vào hũ thủy tinh để bảo quản sử dụng dần. 

21688547413.jpeg

Dùng tinh bột nghệ trộn mật ong uống hằng ngày chữa dạ dày khỏi vi khuẩn gây bệnh

5.3. Củ nghệ độc hầm chân gà

Không chỉ là một bài thuốc mà còn là một món ăn ngon tốt cho sức khỏe, phù hợp với những người bị bệnh đau dạ dày. Đồng thời, giúp hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho người vừa ốm dạy. 

- Dùng: chân gà và 3 củ nghệ độc còn tươi cùng với các loại gia vị nêm nếm cần thiết

- Cách làm: 

+ Chân gà sơ chế làm sạch, rửa bằng hỗn hợp muối, gừng, giấm hoặc rượu để hết mùi tanh hôi.          

Nghệ cạo sạch vỏ và rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng. 

+ Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi áp suất và hầm cho đến khi chín mềm.

+ Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp, để đạt hiệu quả tốt nhất nên ăn khi còn nóng

31688547413.jpeg

Dùng củ nghệ độc chữa đau dạ dày cần kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

5. Một số lưu ý khi sử dụng củ nghệ độc chữa bệnh đau dạ dày

Để việc dùng củ nghệ trắng chữa đau dạ dày đạt hiệu quả cao nhất cũng như tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Người dùng cần lưu ý sau:

- Không nên dùng cho người có thể chất âm hư thiếu máu, không bị trì trệ huyết ứ.

- Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai vì Nghệ trắng cũng được cảnh báo là gây sảy thai ;

- Không dùng nghệ trắng trước, sau khi phẫu thuật phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, bị rong kinh vì nguy cơ làm chậm quá trình đông máu gây chảy máu nhiều.

- Người bệnh quá mẫn cảm vì nghệ độc dễ gây ra dị ứng, kích ứng nếu cơ địa của. Khi xuất hiện các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, phát ban hay nổi mề đay… nên dừng sử dụng và đến bệnh viện xử lý ngay trước khi có biến chứng. 

- Không nên dùng 1 lúc với các loại thuốc Tây y chữa đau dạ dày cùng với củ nghệ độc để tránh gây phản ứng ngược gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

- Người bệnh cần kết hợp dùng thuốc với việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thức ăn ít gia vị…

- Củ nghệ độc không có tác dụng chữa đau dạ dày mà chỉ có khả năng hỗ trợ nên người bệnh chỉ nên sử dụng kèm với phương pháp đặc trị chuyên sâu khác để sớm chấm dứt bệnh.

- Hiện nay, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ chưa công nhận tác dụng chữa bệnh của nghệ trắng, nhiều thí nghiệm cần được tiến hành để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Tóm lại, nghệ độc là dược liệu vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý trong chữa trị các bệnh lý về đau nhức mỏi, sỏi túi mật, vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.. đặc biệt để chữa bệnh bệnh dạ dày khi phối hợp với các dược liệu khác có cùng tác dụng sẽ rất hiệu quả. Tuy vậy người dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến