Cây Sâm ớt – Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Thứ năm, 06/07/2023 | 15:50

Cây Sâm ớt không chỉ là một loài hoa có màu sắc sặc sỡ được trồng để làm cảnh, mà nó còn là một loại dược liệu quý được dùng trong YHCT.

Dược liệu từ rễ và củ đều có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và hoạt huyết tán ứ, kích thích ham muốn tình dục và thanh lọc máu, ..được dùng để điều trị các bệnh: viêm amidan, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, tiểu đường, đái ra dưỡng trấp, bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều và các bệnh tật về khớp cấp…

Hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu thêm về cây thuốc này nhé!

01688633537.jpeg

Hình ảnh cây Sâm ớt (Hoa phấn)

1. Đặc điểm chung về Dược liệu:

Tên khác:        Hoa phấn, Bông phấn, ngân chia hoa đầu, hay thủy phấn tử hoa...

Tên Khoa học: Mirabilis jalapa L - Nyctaginaceae. thuộc họ Hoa giấy

  •  
  • Mô tả thực vật:

Cây hoa phấn là một cây nhỏ, cao khoảng 20-80cm. Rễ của nó phình thành củ giống như củ sắn.

Thân cây mịn và mang nhiều cành, phình lên ở các núm, và cành dễ gãy.

Lá cây mọc đối, có hình trứng với đầu lá nhọn.

Hoa cây có hình xim, mọc ở nách lá gần ngọn và có nhiều màu sắc khác nhau như màu hồng, trắng hoặc vàng, đặc biệt thơm, đặc biệt vào ban đêm.

Quả hình cầu và khi chín có màu đen. Quả mang một đài tồn tại ở gốc và bên trong chứa chất bột trắng mịn.

Loài cây này được trồng để làm cảnh và sử dụng như dược liệu, với củ có thể được sử dụng sau khoảng 4 - 5 tháng sau khi trồng từ hạt.

12. Phân bố- Thu hái.

Phân bố: Cây có nguồn gốc từ Mexico và đã được nhập khẩu về nước ta để trồng làm cảnh trong các khu vườn gia đình. Cây được trồng từ hạt, và sau khoảng 4-5 tháng, có thể thu hoạch củ để sử dụng. Cây hoa phấn không yêu cầu đặc biệt về đất, vì vậy rất dễ trồng. Đất xốp và ẩm sẽ tạo ra nhiều củ và củ có kích thước lớn.

Thu hái: rễ củ có thể thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch, rễ củ cần được rửa sạch, bóc vỏ và thái mỏng để sử dụng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra, có thể tẩm nước gừng hoặc rang vàng trước khi sấy khô để sử dụng hoặc xay thành bột.

2.Bộ phận dùng:  Rễ và toàn cả cây -  Radix et Herba Mirabitis.

11688633537.jpeg

Rễ của cây Sâm ớt ( Hoa phấn)

3. Thành Phần hóa học: Có alcaloid trigonellin.

4. Tác dụng – Công dụng:

- Phần rễ củ của cây hoa phấn có hương vị ngọt, nhạt và tính mát, và có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và hoạt huyết tán ứ.

- Rễ: Người dân Ấn Độ cho rằng rễ cây hoa phấn cũng có tác dụng kích thích ham muốn tình dục và lọc máu,

- Lá của cây hoa phấn có tác dụng làm dịu và giảm triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cây hoa phấn như sau:

- Chữa trị viêm amidan.

- Chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và viêm tiền liệt tuyến.

- Giúp Hỗ trợ điều trị đái tháo đường và đái ra dưỡng trấp.

- Giúp giảm triệu chứng bạch đới, băng huyết và kinh nguyệt không đều.

- Hỗ trợ trong điều trị các vấn đề về tạng khớp cấp.

Ngoài ra, cây hoa phấn còn được sử dụng ngoài da để chữa trị viêm vú cấp, đinh nhọt, viêm mủ da, tổn thương do đòn ngã, bầm giập và eczema.

Hoa của cây hoa phấn được sử dụng để trị ho ra máu.

Rễ của cây có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng 15-20g, hoặc dưới dạng bột với liều lượng 6-16g.

Cây tươi có thể được nghiền và đắp ngoài, hoặc đun sôi để lấy nước rửa.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây hoa phấn.

21688633537.jpeg

Cây hoa phấn có một số công dụng chữa trị bệnh lý

5. Một số bài thuốc từ cây hoa phấn

Một số bài thuốc chữa trị từ cây hoa phấn như sau:

1.Chữa trị ho lâu ngày do hàn:

Sâm ớt 120g, hấp với mật ong uống, uống 2 lần/ngày, dùng liên tục 10 ngày,

Cần vệ sinh súc miệng bằng nước muối thường xuyên.

2. Chữa trị phát ban:

Dùng rễ cây hoa phấn 12g, xuyên quy 10g, huyền sâm 30g;  thăng ma, phục thần mỗi vị 8g, 

kinh giới, hoàng liên, và cam thảo mỗi vị 4g, Đem sắc uống, Uông ngày/1 thang

3.Chữa trị chứng kinh nguyệt không đều:

Sâm ớt, lá móng tay, nghệ đen, mỗi vị 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 12g.

Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.Dùng liên tục 10 ngày 1 liệu trình.

Hoặc có thể dùng:  Cây Hoa phấn 20g, rễ củ gai và ích mẫu, mỗi thứ 16g; ngải cứu, cỏ xước, cam thảo nam mỗi thứ 12g, sắc uống ngày 1 thang, liều lượng sắc như trên.

Đem sắc uống, ngày một thang, uống liên tục trong 3 ngày, nên bắt đầu uống trước kỳ kinh 5 ngày.

4. Chữa trị viêm họng thể nhiệt:

Sâm ớt 20g, bồ công anh 15g, kim ngân hoa  và cam thảo đất mỗi vị 12g.

Đem sắc với 550ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

5. Hỗ trợ chữa trị đái buốt, đái rắt do viêm đường niệu:

Sâm ớt 20g, cỏ xước 12g, mã đề 20g, kim ngân hoa và râu ngô mỗi vị 16g.

Đem rửa sạch, cho vào 800ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Dùng 15 ngày 1 liệu trình.

6. Một số bài thuốc khác:

Ngoài ra, lá và cây dược liệu còn được dùng tươi, giã nát hoặc nấu lấy nước để đắp, rửa các vết bầm dập do tổn thương, ngứa do nổi mề đay, đinh nhọt, viêm mủ, mụn lở, áp xe, eczema và viêm vú mới phát, làm kem dưỡng da, giảm vết nám và tàn nhang

Ở trên thế giới cũng thường dùng dược liệu này để chữa một số bệnh:

Ở Malaisia, lá cây này được dùng chữa trị bỏng và sưng tấy (ép lấy nước rồi thoa lên)

Ở Campuchia, lá cây này cũng được dùng với tác dụng hạ sốt (chà nát rồi thoa lên thái dương) hoặc để tẩy xổ và giải độc thức ăn (Rễ: nấu nước uống, liều lượng 1 – 2 g/ ngày với người lớn)

6.Những lưu ý gì khi sử dụng dược liệu cây Sâm ớt

Khi sử dụng dược liệu từ cây Sâm ớt, bạn cần lưu ý những điểm sau:

- Liều lượng: Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng được ghi trong các bài thuốc hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà không có chỉ định của chuyên gia.

- Tương tác thuốc: Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc tự trị và các loại bổ sung, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhà dược về tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng dược liệu cây Sâm ớt.

- Thận trọng với dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với cây Sâm ớt hoặc các thành phần khác trong cây, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ thông tin về an toàn của cây Sâm ớt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, phụ nữ trong giai đoạn này nên tránh sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

- Theo dõi phản ứng phụ: Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi sử dụng dược liệu cây Sâm ớt, như dị ứng, khó thở, hoặc mất ý thức, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Bảo quản: Lưu trữ dược liệu cây Sâm ớt ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp. Đảm bảo giữ nơi đóng kín để tránh tiếp xúc với độ ẩm và côn trùng.

Cây Sâm ớt là thảo dược, không chỉ là một loài hoa được trồng làm cảnh do có màu sắc rực rỡ mà nó còn là dược liệu được dùng để chữa trị bệnh trong y học cổ truyền trong nước ta và tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng dược liệu từ cây Sâm ớt nên được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của chuyên gia y tế./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung: Giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Các loại thuốc trị giời leo và nguyên tắc khi sử dụng

Các loại thuốc trị giời leo và nguyên tắc khi sử dụng

Hiện nay có nhiều loại thuốc trị giời leo, chủ yếu bao gồm nhóm thuốc bôi ngoài da và nhóm thuốc uống. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Đăng ký trực tuyến