Cefepim - Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 15/10/2024 | 15:38

Cefepim là thuốc sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường niệu có biến chứng, viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da, viêm màng não và nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng ở người lớn.

Cefepim là thuốc gì?

Cefepim là thuốc điều trị các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn nặng
Cefepim là thuốc điều trị các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn nặng

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cefepim là thuốc kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 4. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefepime có phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Cefepim gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (PBP), ức chế bước cuối cùng chuyển hóa peptit của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Phổ tác dụng

Vi khuẩn Gram âm: Cefepim chống lại các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Enterobacteriaceae, Enterobacter, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Hafnia alvei, Klebsiella oxytoca, Moraxella catarrhalis, Morganella morganii, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri, Providencia stuartii, Serratia marcescens, Proteus mirabilis và Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter calcoaceticus (dưới loài lwoffiil), Citrobacter diversus, Citrobacter freundii, Enterobacter agglomerans, Haemophilus influenzae.

Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Streptococcus nhóm viridans, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus agalactiae.

Dạng thuốc và hàm lượng của Cefepim?

Cefepim được sản xuất với dạng thuốc và hàm lượng là

Bột pha tiêm: Lọ 0,5g, 1g, 2g

Cefepim được chỉ định cho những trường hợp nào?

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm như:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phổi cộng đồng và bệnh viện, nhiễm trùng cấp tính của viêm phế quản mạn và viêm phế quản.

Nhiễm trùng đường tiểu biến chứng có kèm theo nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng do Escherichia coli, Proteus mirabilis, các loài Klebsiella và các loài Enterobacter.

Nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc của da do các chủng Staphylococcus aureus và do các chủng Streptococcus pyogennes nhạy cảm với cefepime.

Nhiễm trùng bụng có nhiều biến chứng bao gồm viêm phúc mạc và nhiễm trùng đường mật gây ra bởi Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm: viêm phúc mạc thường do nhiều loại vi khuẩn và có thể là vi sinh vật kỵ khí như là các loài Bacteroil mà kháng cefepime.

Cách dùng - Liều lượng của Cefepim?

Cách dùng

Cefepim tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút hoặc truyền tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp sâu và liều lượng Cefepime tùy theo mức độ nặng nhẹ từng trường hợp.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: tiêm tĩnh mạch 2g/lần x 2 lần/ngày, cách 12 giờ, dùng trong 10 ngày.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi và tình trạng nhiễm khuẩn, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và liệu trình dùng điều trị để đảm bảo đạt hiệu quả.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Cefepim?

Nếu người bệnh quên một liều Cefepim nên dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm như trong kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Xử lý khi sử dụng quá liều Cefepim?

Người bệnh dùng quá liều khi dùng thuốc Cefepim xảy ra các biểu hiện như động kinh, bệnh não và kích thích thần kinh cơ.

Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, cần ngừng thuốc ngay và theo dõi cẩn thận, điều trị hỗ trợ những bệnh nhân quá liều. Trong trường hợp suy thận, nên lọc máu chứ không thậm phân phúc mạc để giúp loại Cefepime ra khỏi cơ thể.

Chống chỉ định và lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Cefepim?

Thuốc Cefepim chống chỉ định cho những trương hợp sau

Người có tiền sử mẫn cảm với Cefepim hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin hoặc với các kháng sinh betelactam khác.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefepim cho những trường hợp sau

Lưu ý Cefepim có thể dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. nhưng cần phải cân nhắc kỹ lợi hại cho mẹ và cho thai nhi và cho trẻ bú mẹ trước khi chỉ định.

Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Cefepim không gây ảnh hưởng đến các đối tượng này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Cefepim
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Cefepim

Thuốc Cefepim gây ra tác dụng phụ nào?

Thường gặp, ADR < 1/100

Tiêu chảy, phát ban, đau chỗ tiêm.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Sốt, nhức đầu.

Máu: Giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid.

Tuần hoàn: gây viêm tắc tĩnh mạch khi tiêm tĩnh mạch.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, nấm Candida ở miệng, bệnh nấm.

Da: Mày đay, ngứa.

Gan: Tăng các enzym gan

Thần kinh: Dị cảm.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Phù, chóng mặt, phản ứng phản vệ.

Máu: Giảm bạch cầu trung tính.

Tuần hoàn: Hạ huyết áp, giãn mạch.

Tiêu hóa: vVêm đại tràng giả mạc, đau bụng, viêm đại tràng.

Thần kinh: Chuột rút.

Tâm thần: Lú lẫn.

Cơ – xương: Ðau khớp.

Niệu dục: Viêm âm đạo.

Mắt: Nhìn mờ.

Tai: ù tai.

Tóm lại, trong quá trình dùng thuốc Cefepim, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc gây ra, cần ngừng thuốc ngay và tham khảo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Cefepim tương tác với các thuốc nào?

Aminoglycosid: Dùng đồng thời với Cefepime, làm tăng khả năng gây độc tính trên thận và độc tính trên tai của các kháng sinh aminoglycosid. Theo dõi chức năng thận.

Furosemid: Dùng đồng thời với Cefepime, làm tăng độc tính trên thận.

Ảnh hưởng trong xét nghiệm: Dùng Cefepime có thể cho kết quả dương tính giả khi xét nghiệm tìm glucose trong nước tiểu khi dùng viên Clinitest. Cần làm xét nghiệm glucose dựa trên các phản ứng enzyme glucose oxidase

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefepim trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng, giúp bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, nhưng ít người biết rõ nguyên nhân và tác hại của nó. Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, làm gián đoạn chức năng cơ quan do thiếu oxy.
Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 là thuốc hạ huyết áp được sử dụng cho người lớn điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn và cần lưu ý khi các tác dụng phụ không mong muốn có thể gây ra khi sử dụng.
Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm uống Vitamin C sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết sẽ chia sẻ các "thời điểm vàng" để bổ sung Vitamin C.
Đăng ký trực tuyến