Chàm da mặt là gì và cách chữa trị hiệu quả

Thứ ba, 08/10/2024 | 10:59

Chàm da là bệnh da liễu có thể xuất hiện ở nhiều nơi như tay, chân, mặt, môi hoặc mí mắt. Chàm da mặt đặc biệt khó chịu, với triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.

01728360264.jpeg
Chàm da mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp

Tìm hiểu về chàm da mặt

Theo chia sẻ từ Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, chàm hay còn gọi là eczema, là một dạng tổn thương da mãn tính, có thể tái phát và xảy ra ở bất kỳ khu vực nào, đặc biệt là ở những vùng có nếp gấp hoặc thường xuyên ẩm ướt. Chàm ở mặt không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến ngoại hình, tâm lý và cuộc sống của người bệnh.

Biểu hiện

Chàm da được biểu hiện bởi các mảng đỏ, bong tróc, sưng và gây ra ngứa ngáy. Nếu tình trạng này kéo dài, da có thể trở nên sừng hóa, tối hoặc sáng màu hơn so với vùng xung quanh. Người bệnh gãi thường xuyên do có cảm giác ngứa ngáy, làm cho lở loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vết chàm trên mặt có thể có màu sắc, tính chất và diện tích khác nhau. Một số dấu hiệu nhận biết chàm da mặt bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng đỏ không có ranh giới rõ ràng, kèm theo cảm giác ngứa hoặc bỏng rát.
  • Khu vực xung quanh mí mắt bị viêm và sưng.
  • Mụn nước nhỏ từ 1-2mm xuất hiện và dễ dàng bị vỡ.
  • Da đóng vảy, bong tróc, hình thành da non.
  • Da có sự thay đổi về sắc tố, trở nên không đều màu và dày lên, cảm giác thô ráp.
  • Da có thể nứt nẻ, lở loét, chảy máu và gây đau nhức.

Nguyên nhân gây chàm da mặt

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chàm trên da mặt, bao gồm:

  • Di truyền: Người có người thân bị chàm da có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh lý: Một số bệnh như hen suyễn và sốt cỏ khô có thể liên quan đến chàm mặt.
  • Dị ứng: Phản ứng với mỹ phẩm, nước hoa hoặc thực phẩm có thể gây kích ứng, làm da đỏ và ngứa.
  • Môi trường: Khói, bụi bẩn, hóa chất độc hại có thể làm tình trạng chàm trở nên nặng hơn.
  • Rối loạn nội tiết tố: Những biến động trong nội tiết tố có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn.
  • Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu làm cho da dễ bị tổn thương.
  • Căng thẳng: Stress kéo dài có thể gây ra chàm.
  • Yếu tố khác: Vật dụng không sạch, thay đổi thời tiết hoặc ra mồ hôi nhiều cũng có thể gây chàm.

Phương pháp điều trị tại nhà chàm da mặt

cham-da-mat-dieu-tri
Để điều trị chàm da mặt hiệu quả cần đến cơ sở y tế kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ

Cô Lê Anh Đào – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng đặc biệt lưu ý, khi có các triệu chứng nghi ngờ về chàm da mặt, bạn nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra và nhận tư vấn điều trị an toàn và hiệu quả. Đối với trường hợp chàm nhẹ, việc chăm sóc da đúng cách và sử dụng một số thảo dược thiên nhiên lành tính có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và ngăn chặn sự lan rộng của tổn thương.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Một số thành phần tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng của chàm da mặt bao gồm:

  • Nha đam và dầu ô liu: Các thành phần này giúp giảm kích ứng và ngứa, có tác dụng chống viêm và cấp ẩm, cải thiện tình trạng da khô. Sử dụng mặt nạ từ nha đam và dầu ô liu cũng có thể giúp ngăn chặn tình trạng da bị thâm sau khi tổn thương.
  • Dâu tây và sữa chua: Các nguyên liệu này giúp loại bỏ tế bào chết, giảm sắc tố melanin, làm mềm da và giảm thâm sạm do chàm. Dâu tây chứa Vitamin C, giúp làm đều màu da và ngăn ngừa tình trạng khô nứt.
  • Mật ong: Có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn và thúc đẩy tái tạo da. Có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị chàm da mặt bằng cách thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên vết chàm.

Chăm sóc da đúng cách

Khi da bị chàm, nó trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Để đạt hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa tình trạng lan rộng, bạn cần chú ý:

  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, cân bằng pH và không gây kích ứng.
  • Rửa mặt với nước ấm.
  • Hãy dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV.
  • Giảm thiểu việc trang điểm và tập trung vào việc chăm sóc da từ bên trong.
  • Cấp ẩm cho da hai lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng khô và nứt nẻ.
  • Tránh việc gãi và chà xát; bạn có thể chườm lạnh để giảm cảm giác ngứa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của da.
  • Thay đổi lối sống và giảm căng thẳng để điều chỉnh nội tiết tố.

Dù vậy, các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ. Bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng hơn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: chàm da mặt
Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg là thuốc được sử dụng điều trị chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say sóng, say khi đi tàu xe và các rối loạn tiền đình khác.
Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Khi bước vào tuổi dậy thì, ngoài thay đổi về tâm sinh lý, thanh thiếu niên còn phải đối mặt với mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố. Mụn tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm sự tự tin của nhiều bạn trẻ.
Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser  24mg là thuốc được sử dụng điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.
Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ chậm tăng cân và thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ tăng cân chậm? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này và giúp bé phát triển cao lớn hơn?
Đăng ký trực tuyến