Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ năm, 25/07/2024 | 15:57

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.

Clofibrate là thuốc gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Clofibrate là thuốc nhóm Fibrat, có tác dụng làm hạ lipid máu bằng cách ức chế giải phóng các lipoprotein ở gan, làm giảm lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) giàu triglyceride. Có thể làm giảm cholesterol ở những người tăng cholesterol do có mặt lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) trong chứng tăng lipoprotein máu typ III. Đồng thời Clofibrate làm tăng nhẹ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Clofibrate là thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Clofibrate là thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Dạng thuốc và hàm lượng của Clofibrate?

Clofibrate được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng như

Viên nang cứng: 500mg

Thuốc Clofibrate được chỉ định cho những trường hợp nào?

Clofibrate được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

Điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, rối loạn beta lipoprotein máu tiên phát (tăng lipid máu typ III) không đáp ứng với chế độ ăn.

Điều trị tăng nồng độ triglycerid huyết (tăng lipid máu typ IV và V) kèm theo nguy cơ đau bụng và viêm tụy ở người bệnh trưởng thành có nồng độ triglycerid huyết cao trên 2000 mg/dl và không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn, giảm uống rượu hoặc người bệnh có tiền sử viêm tụy.

Clofibrate không có đáp ứng hiệu quả với trường hợp tăng lipid máu typ I có chylomicron và triglycerid huyết tương tăng nhưng nồng độ VLDL bình thường.

Cách dùng - Liều lượng của Gemfibrozil?

Cách dùng: Clofibrate được dùng đường uống cùng với thức ăn để giảm rối loạn tiêu hóa

Liều dùng:  Uống 1,5 – 2 g mỗi ngày, chia làm 2 – 4 lần.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và liệu trình sử dụng để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.

Xử lý khi quên liều thuốc Clofibrate?

Nếu người bệnh quên một liều Clofibrate nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm theo trong kế hoạch điều trị.

Xử lý khi dùng quá liều thuốc Clofibrate?

Hiện chưa có dữ liệu về sử dụng quá liều Clofibrate. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng.

Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Clofibrate?

Clofibrate không dùng cho những trường hợp sau

Người có tiền sử dị ứng với Clofibrate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ đang cho con bú.

Suy giảm chức năng thận hoặc gan.

Xơ gan ứ mật tiên phát

Thận trọng khi dùng thuốc Clofibrate cho những trường hợp sau

Lưu ý thận trọng khi sử dụng clofibrat có thể có những tác dụng ngoại ý nghiêm trọng nặng như sỏi mật, ung thư.

Lưu ý trước khi bắt đầu điều trị bằng clofibrat, nên kiểm soát lipid huyết bằng chế độ ăn thích hợp, tập thể dục, kiểm soát đái tháo đường, giảm cân ở người béo phì, v.v… Cần thường xuyên định lượng lipid huyết thanh trong vài tháng đầu uống clofibrat và sau đó định lượng theo định kỳ. Phải ngừng thuốc sau 3 tháng nếu không đáp ứng hiệu quả.

Lưu ý thận trọng dùng clofibrat ở những người bệnh có tiền sử vàng da, bệnh gan. Trong thời gian điều trị bằng clofibrat, phải thường xuyên định lượng transaminase huyết thanh và xét nghiệm chức năng gan khác.

Lưu ý định kỳ theo dõi công thức máu toàn bộ. Vì thuóc có thể gây thiếu máu và giảm bạch cầu ở người bệnh dùng clofibrat

Lưu ý thận trọng với người đang lái tàu, lái xe hay người đang vận hành máy móc. Clofibrate không gây ảnh hưởng và có thể dùng cho các đối tượng này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Clofibrate
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Clofibrate

Tác dụng phụ của thuốc Clofibrate?

Thường gặp: Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, ỉa chảy, giảm khả năng tình dục, sỏi mật.

Ít gặp: Đau cơ, viêm cơ, nhức đầu, mỏi mệt, bệnh cơ và tiêu cơ vân.

Hiếm gặp: Chóng mặt, tăng cân, ban da, ngứa, tăng transaminase, rụng lông, tóc, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt và loạn nhịp tim.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Clofibrate, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Clofibrate phải ngừng thuốc ngay và tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Clofibrate tương tác với các thuốc nào?

Thuốc chống đông loại dicoumarol, warfarin: Dùng phối hợp với clofibrat, làm tăng đáng kể tác dụng chống đông. Tránh phối hợp với clofibrat.

Thuốc chống đái tháo đường tolbutamid: Dùng đồng thời với clofibrat, làm tăng tác dụng hạ đường huyết, do clofibrat đẩy các thuốc chống đái tháo đường ra khỏi vị trí liên kết với albumin huyết tương. Cần hiệu chỉnh liều của thuốc chống đái tháo đường.

Acid chenodesoxycholic, acid ursodesoxycholic: Dùng đồng thời với clofibrat, làm giảm tác dụng của các thuốc này. Vì clofibrat làm tăng bão hòa cholesterol ở mật.

Thuốc ức chế HMG-CoA reductase: Dùng dồng thời với clofibrat, làm tăng nguy cơ bị tiêu cơ vân.

Probenecid: Dùng đồng thời với clofibrat, làm giảm chuyển hóa và đào thải thuốc qua thận và làm giảm mức liên kết của clofibrat với protein huyết tương, dẫn đến làm tăng tác dụng điều trị và tăng độc tính của thuố clofibrat.

Rifampicin: Dùng đồng thời với clofibrat, làm tăng chuyển hóa của clofibrat bằng cách cảm ứng các enzym microsom ở gan, dẫn đến hạ nồng độ clofibrat trong huyết thanh.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nặng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Clofibrate trước khi sử dụng hoặc báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến