Công dụng của Kèo nèo đối với sức khoẻ

Thứ hai, 10/03/2025 | 15:47

Kèo nèo là một loại dược liệu được dùng trong y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chữa viêm họng, ho, đầy bụng, khó tiêu,…Hãy cùng tìm hiểu công dụng của dược liệu Kèo nèo này nhé.!

Cây Kèo nèo là gì?

kn1
Cây Kèo nèo

Cây Kèo nèo tên gọi khác là Cù Nèo, Thèo Lèo, Tai Tượng, Bông kèo nèo, Nê thảo. Tên khoa học là Limnocharis flava, thuộc họ Kèo nèo – Limnocharitaceae.

Kèo nèo là loại cây thân thảo, chiều cao từ 45-60cm. Lá cây mọc thẳng hướng thẳng lên, cuống lá dài, phiến lá có hình dạng thay đổi từ dạng thuôn dài đến dạng rộng, đỉnh lá nhọn, đáy mỏng hơn đỉnh, màu xanh sáng, mép lá hơi quăn và rìa lá gợn sóng. Hoa dạng tán, cuống nhỏ, hoa có 3 cánh màu vàng. Thân rễ ngắn, dày để phù hợp với điều kiện môi trường sống.

Kèo nèo có hình dáng giống cây lục bình nhưng khác ở chỗ là rễ cây Kèo nèo bám vào đất chứ không trôi trên sông như cây lục bình.

Phân bố: Kèo nèo được tìm thấy mọc hoang dại ở nhiều khu vực khác nhau như Trung Mỹ, Mexico, Nam Mỹ, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở Việt nam, cây thường được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bộ phận dùng là thuốc của cây kèo nèo là Thân, hoa.

Thành phần hóa học của Kèo nèo có chứa Saponin, steroid, phenol Hydroquinone, Calo, Protein, Carbohydrates, Chất xơ, Nước và các khoáng chất bao gồm Phốt pho (P), Canxi (Ca), Kali (K), natri (Na), Sắt (Fe), magie và Kẽm (Zn). Các vitamin A, vitamin C.

kn2
Hoa Kèo nèo

Với vị ngọt thanh mát, kèo nèo được sử dụng để nấu nhiều món ăn ngon như làm nộm, nấu canh chua, xào tỏi. Bên cạnh đó, Kèo nèo có chứa hàm lượng nước lớn nên sử dụng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng của Kèo nèo đối với sức khoẻ

Theo Y Học Cổ Truyền

Kèo nèo có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm, giảm sưng. Được sử dụng trong y học cổ truyền chữa viêm tiết niệu, đầy bụng, khó tiêu, di tinh mộng tinh, mụn nhọt, ra nhiều khí hư, chữa ho, viêm họng, giảm đau lưng, cơ thể bị nóng trong, đi tiểu buốt gắt, tiểu khó.

Kèo nèo mang lại nhiều lợi ích trong việc nấu ăn và điều trị bệnh, đặc biệt là Kèo nèo thường được sử dụng để làm rau ăn lẩu, canh, hoặc nấu luộc, xào mỡ.

kn3
Kèo nèo được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Theo Y Học Hiện Đại

Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu

Kèo nèo là một trong loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm các khoáng chất bao gồm Kali (K), natri (Na), Sắt (Fe), magie, Phốt pho (P), Canxi (Ca), Kẽm (Zn) và các vitamin A, vitamin C,…góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dùng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Kèo nèo chứa nhiều chất xơ giúp làm sạch đường ruột, hỗ trợ quá trình loại bỏ các chất thải và độc tố thuận lợi, ngăn ngừa táo bón hiệu quả, chất xơ trong rau kèo nèo còn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường sức đề kháng tự nhiên chgo cơ thể.

Tốt cho sức khoẻ  tim mạch

Kèo nèo chứa kali nên góp phần vào việc điều hòa huyết áp, ngăn ngừa cao huyết áp – là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch. Kali giúp các mạch máu giãn nở, giảm sức cản của máu khi lưu thông, từ đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong kèo nèo như flavonoid và carotenoid giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Kèo nèo có chứa vitamin C và một số chất chống oxy hóa khác như flavonoid, carotenoid,... Những thành phần này có thể bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, tăng miễn dịch, ngăn ngừa quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư.

Tốt cho hệ tiết niệu

Kèo nèo chứa một lượng nước rất lớn (khoảng 90 - 95%). Kèo nèo là cây thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng cường bài tiết nước tiểu. Nước tiểu giúp loại bỏ các chất cặn bã, độc tố và vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Việc tăng cường bài tiết nước tiểu giúp làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp pha loãng các chất khoáng trong nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Kèo nèo kết hợp với các vị thuốc khác như mã đề để sắc nước uống, giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó do nhiệt.

Bài thuốc chữa bệnh kinh nghiệm từ Kèo nèo

Bài thuốc chữa di mộng tinh

Cách thực hiện: Sử dụng 50-100g Kèo nèo đem cắt nhỏ rồi nấu nước uống.

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Cách thực hiện: Sử dụng 50g Cù nèo tươi sắc cùng 50g Mã Đề, uống trong ngày thay nước lọc.

Bài thuốc chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư

Cách thực hiện: Dùng 50g kèo nèo tươi kết hợp với 20g lá trinh nữ hoàng cung để sắc nước uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc chữa sỏi thận và tiết niệu

Cách thực hiện: Dùng 100g bẹ kèo nèo non cùng với 100g rau đắng và 50g rau ngổ sắc uống từ 1 - 2 lần mỗi ngày và duy trì đều đặn.

Ngoà ra, Kèo nèo còn chế biến các món ăn tốt cho sức khoẻ như Kèo nèo luộc, Gỏi kèo nèo, Kèo nèo xào tỏi, Kèo nèo muối chua, canh cá bông lau với kèo nèo.

kn4
Kèo nèo được chế biến nhiều món ăn ngon

Lưu ý khi sử dụng Kèo nèo

Lưu ý do loại cây này có khả năng hấp thu kim loại nặng. Không nên sử dụng kèo nèo mọc ở những nơi ô nhiễm hoặc nước đọng để làm thức ăn hoặc làm thuốc.

Tài liệu nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của rau kèo nèo còn hạn chế. Các bài thuốc dân gian truyền miệng về kèo nèo chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, việc sử dụng kèo nèo như một vị thuốc cần có sự tư vấn cụ thể của thầy thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Mặc dù chất xơ trong kèo nèo rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng việc ăn quá nhiều kèo nèo có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, phân lỏng.

Kèo nèo có tính mát. Không sử dụng cho những người có cơ địa lạnh, thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy do lạnh bụng.

Kèo nèo thường sống ở những vùng đất ẩm ướt, nhiều bùn đất. Khi thu hái sử dụng cần rửa sạch rau nhiều lần dưới vòi nước chảy và ngâm rau trong nước muối loãng để loại bỏ sách đất cát, ấu trùng, vi khuẩn và các chất bẩn bám trên rau.

Tóm lại, Kèo nèo là vị thuốc dân gian có rất nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, để đem lại tác dụng tốt nhất, người dùng nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh tình trạng lạm dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Hoa ngũ sắc là vị thuốc được sử dụng trong y hoc cổ truyền có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao, ho ra máu, cao huyết áp,…
Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt (Radix Flemingiae) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng kiện gân cốt, thanh phế, giải độc, giảm viêm, giãn cơ. Cây mọc hoang trên đồi núi và được dùng lâu đời trong bài thuốc dân gian.
ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

Bệnh tim mạch phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe. Nhiều người dùng thảo dược hỗ trợ điều trị, đặc biệt hở van tim. Ích Tâm Khang là sản phẩm tiêu biểu, kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng

Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính. Việc sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để trị viêm đường tiết niệu cùng những lưu ý quan trọng khi dùng.
Đăng ký trực tuyến