Sói rừng là vị thuốc quý được dùng trong đông y với tác dụng chữa đau lưng, đau khớp, gãy xương, bệnh nhọt, viêm ruột thừa cấp,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của vị thuốc này nhé.!
Sói rừng là vị thuốc quý được dùng trong đông y với tác dụng chữa đau lưng, đau khớp, gãy xương, bệnh nhọt, viêm ruột thừa cấp,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của vị thuốc này nhé.!
Cây Sói rừng có tên gọi khác là Sói nhẵn, Sơn kế trà, Sói láng, Thảo san hô, Co nộc sa (Thái), Sáng cáy sà (Hoa). Danh pháp khoa học là Sarcandra glabra (Thunb.), thuộc họ Hoa sói – Chloranthaceae.
Sói rừng thuộc cây nhỏ, cao 1-2m. Lá mọc đối, dạng xoan bầu dục, mép lá có răng nhọn, cuống lá ngắn. Hoa nhỏ nở thành từng bông kép ít nhánh, màu trắng, không có cuống hoa, mỗi bông chỉ có một nhị. Quả nhỏ, hình tròn, màu đỏ gạch, bên trong chứa nhiều nước. Cây Sói rừng ra hoa vào tháng 6-7 và có quả vào tháng 8-9.
Bộ phận sử dụng của sói rừng là toàn cây và rễ.
Thành phần hóa học của cây Sói rừng là sesquiterpenes, flavonoids, coumarins, axit phenolic, lignans, anthraquinones, steroid, vanilin, pelargonidin – 3 – rhamnosyl glucosid, glucosid.
Theo Y Học Cổ Truyền
Sói rừng có vị cay, đắng, tính hơi ấm, ít độc. Có tác dụng giảm đau, trừ thấp, hoạt huyết, khu phong, giải độc, giảm phù nề, tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm sưng đau.
Cây Sói rừng được sử dụng để điều trị Đau lưng, đau khớp, đau đớn sau đòn ngã, gãy xương, bệnh nhọt, viêm ruột thừa cấp, ly trực trùng, viêm não B truyền nhiễm, viêm họng, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuỵ, kinh nguyệt không đều, viêm phổi, bệnh gút, chữa rắn cắn, đau ngực, ho lao,
Liều dùng khuyến cáo là từ 15-30g mỗi ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột hoặc ngâm rượu hoặc giã bôi vết thương.
Theo Y Học Hiện Đại
Tác dụng kháng khuẩn
Các hoạt chất axit phenolic, coumarin và flavonoid trong Sói rừng có tác dụng kháng khuẩn rộng, ức chế các vi khuẩn kháng thuốc như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae, Trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn phó thương hàn, Streptococcus mutans, glucosyltransferase, Helicobacter pylori.
Tác dụng kháng virus
Các thành phần hoạt chất trong cây Sói rừng có tác dụng kháng vi-rút, có tiềm năng phát triển thành thuốc mới để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi rút. Chiết xuất từ cây Sói rừng ức chế sự phát triển của vi rút cúm H1N1 bằng cách giảm các triệu chứng bệnh lý và giảm số lượng vi rút trong mô phổi, ức chế các yếu tố gây viêm và dồng thời làm ổn định các gen nhạy cảm. Tuy nhiên, liều lượng của dịch chiết cây Sói rừng cần giảm xuống trong các nghiên cứu tương lai.
Tác dụng chống viêm
Các hoạt chất sesquiterpenes, flavonoid, phenolic và coumarin trong chiết xuất Sói rừng có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sự tăng sinh tế bào và biểu hiện NO, được chứng minh có tác dụng chống viêm đáng kể thông qua cơ chế hoạt động của chúng liên quan đến việc ức chế biểu hiện các yếu tố gây viêm như NF-κB, NO, IL-6 và TNF-α.
Tác dụng chống khối u
Các hoạt chất flavonoid, sesquiterpenes, polysacarit SGP-2 và coumarin trong Sói rừng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại ung thư và khối u ác tính khác bằng cách điều chỉnh chu kỳ tế bào và gây ra quá trình chết theo chương trình của tế bào; ức chế và thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư ở người và chuột. Các sản phẩm này hoạt động thông qua nhiều con đường truyền tín hiệu, bao gồm con đường ERK-eIF4F và TGF-β.
Tác dụng tăng cường miễn dịch
Các chất trong chiết xuất Sói rừng có tác dụng tăng cường khả năng loại bỏ chất độc trong cơ thể, nhưng không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cục bộ, kích thích hệ miễn dịch thông qua việc thúc đẩy các phân tử miễn dịch và điều chỉnh các cytokine, giúp cải thiện tình trạng suy giảm miễn dịch do căng thẳng bằng cách tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch và giảm tình trạng oxy hóa lipid.
Tác dụng chống oxy hóa
Các axit phenolic và flavonoid trong chiết xuất từ cây Sói rừng có khả năng loại bỏ các gốc tự do mạnh mẽ, tác dụng loại bỏ các gốc tự do hydroxy và DPPH, cũng như nhặt rác các gốc khác, chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa.
Tác dụng chống giảm tiểu cầu
Chiết xuất cây Sói rừng có tác dụng chống giảm tiểu cầu, làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu, thúc đẩy sự biệt hóa và trưởng thành của megakaryocytes trong tủy xương, giúp tăng tốc độ sản xuất tiểu cầu, được sử dụng để chống lại tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu gây ra giảm tiểu cầu.
Tác dụng bảo vệ gan
Các hoạt chất chloranoside A và sarcaglaboside AC trong chiết xuất của cây Sói rừng có tác dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương trong tế bào gốc biểu mô gan và cải thiện các thay đổi bệnh lý của mô gan, làm giảm hoạt động alanine aminotransferase (ALT) trong huyết tương và ức chế quá trình xơ hóa gan.
Tác dụng hạ lipid máu và hạ đường huyết
Các polysaccharid trong cây Sói rừng có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, ức chế đường huyết tốt hơn so với loại thuốc Acarbose, giúp giảm đường huyết và tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa. Ngoài ra, flavonoid trong cây cũng có tác dụng hạ mỡ trong huyết thanh của chuột bị tăng mỡ máu.
Bài thuốc chữa cảm mạo
Cách thực hiện: Dùng 20 gam cây sói rừng, thêm 10g tía tô hoăc 10g kim ngân, trộn đều, sau đó đem đun nước uống, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liên tục khoàng 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc chống nhiễm trùng vết thương
Cách thực hiện: 50 gam cành lá sói khô đem sắc với nước được một hỗn hợp thuốc, chia 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống với khoảng 1 lít nước.
Bài thuốc chữa đau lưng
Cách thực hiện: Lá sói rừng khô lượng vừa đủ đem ngâm rượu, lưu ý có thêm một chút nước vào hỗn hợp đã có, chia bài thuốc thành nhiều phần, uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc chữa bỏng da
Cách thực hiện: Dùng cây sói rừng khô, đem tán thành vẩy mịn, càng mịn càng tốt, sau đó trộn với khoảng 2 phần hạt dầu sở, hỗn hợp sệt sệt được hình thành, dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ bị bỏng sẽ giúp chữa trị cũng như làm lành vết bỏng.
Tóm lại, Sói rừng là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y điều trị hiệu quả một số bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng vị thuốc Sói rừng có hiệu quả và an toàn người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Sói rừng trong phòng và chữa bệnh.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM