Dabigatran - Thuốc chống đông máu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 19/08/2024 | 17:25

Dabigatran là một trong những thuốc chống đông máu, được sử dụng điều trị và dự phòng tai biến thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh thay khớp háng, khớp gối và phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống ở những người bệnh rung nhĩ.

Dabigatran là thuốc gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Dabigatran là một trong những thuốc chống đông máu, hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh trực tiếp thrombin – là yếu tố có vai trò chuyển fibrinogen thành fibrin trong quá trình đông máu. Khi thrombin bị ức chế sẽ ngăn ngừa tạo lập cục máu đông. Dabigatran còn ức chế thrombin tự do, thrombin gắn kết với fibrin và ngăn kết tập tiểu cầu do thrombin.

Dabigatran ngăn ngừa hình thành huyết khối
Dabigatran ngăn ngừa hình thành huyết khối

Dạng thuốc và hàm lượng của Dabigatran?

Dabigatran được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là

Viên nang cứng: 75mg, 150 mg.

Brand name: Pradaxa

Generic: Dabigatran                

Thuốc Dabigatran được dùng cho những trường hợp nào?

Điều trị thuyên tắc phổi.

Điều trị phòng ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở những người bệnh người trưởng thành trải qua phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp háng hoặc khớp gối.

Điều trị phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc ở người bệnh có rung nhĩ không do van tim và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ đột quỵ dưới đây:

+ Trước đó đã bị đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua, thuyên tắc hệ thống

+ Suy tim có triệu chứng (độ 2) hoặc phân suất tống máu thất trái < 40%

+ Tuổi ≥ 75

+ Người bệnh ≥ 65 tuổi đi kèm với một trong các bệnh sau: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh động mạch vành.

Cách dùng - Liều lượng của Dabigatran?

Cách dùng: Dabigatran được đường uống không phụ thuộc bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: Uống ngày uống 2 lần, mỗi lần 150 mg.

Điều trị kéo dài suốt đời đối với phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống bệnh nhân rung nhĩ không do van tim:

Uống trong ít nhất 5 ngày đối với điều trị và phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắt phổi.

Trẻ em: Dabigatran chưa được nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả ở những bệnh nhân < 18 tuổi. Chống chỉ định điều trị Dabigatran ở trẻ em.

Tóm lại, liều dung trên giúp người bệnh tham khảo, tuỳ vào mức độ tình trạng của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và liệu trình điều trị để đạt kết quả tối ưu.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Dabigatran?

Nếu người bệnh quên một liều Dabigatran nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng giờ như trong kế hoạch điều trị.

Xử lý khi sử dụng quá liều thuốc Dabigatran?

Người bệnh dùng quá liều Dabigatran có biệu hiện triệu chứng nghiêm trọng như tăng nguy cơ chảy máu.

Xử lý khi quá liều: Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều Dabigatran như biến chứng chảy máu, cần phải ngừng thuốc và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng và biến chứng chảy máu theo phát đồ của bệnh viện.

Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Dabigatran?

Dabigatran chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Dabigatran hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang cho con bú.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

Suy thận nặng (CrCL < 30 mL/phút).

Người có các biểu hiện chảy máu, người có cơ địa chảy máu, người giảm đông máu do dùng thuốc hay tự phát.

Người bệnh có các tổn thương ở cơ quan có nguy cơ chảy máu cao trên lâm sàng, bao gồm đột quỵ xuất huyết trong vòng 6 tháng.

 Điều trị đồng thời Dabigatran với ketokonazole toàn thân.

Thận trọng khi sử dụng Rivaroxaban cho những trương hợp sau:

Lưu ý khi dùng chung dabigatran với những thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu (như heparin, thuốc tiêu sợi huyết, thuốc NSAIDs, thuốc chống kết tập tiểu cầu), có thể làm tăng biến chứng chảy máu.

Lưu ý Dabigatran không ảnh hưởng đến khă năng lái xe, lái tàu hay vận hành máy móc.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Dabigatran
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Dabigatran

Thuốc Dabigatran gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp:

Xuất huyết đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, loét dạ dày, viêm thực quản dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày, nôn, khó nuốt, đái ra máu, xuất huyết da, thiếu máu, xuất huyết bộ phận sinh dục, chảy máu cam.

Ít gặp:

Quá mẫn cảm với thuốc, mày đay, phát ban, ngứa, xuất huyết nội sọ, hemoglobin giảm, giảm tiểu cầu, xuất huyết trực tràng, tăng men gan, bất thường chức năng gan.

Hiếm gặp:

Phản ứng phản vệ, phù mạch, xuất huyết vị trí vết mổ, tăng bilirubin máu.

Không xác định tần suất

Mất bạch cầu hạt, co thắt phế quản, rụng tóc, giảm bạch cầu trung tính.

Trong quá trình sử dụng thuốc Dabigatran, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ rằng do dùng thuốc Dabigatran, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử trí kịp thời.

Dabigatran thể tương tác với các loại thuốc nào?

Các thuốc tác động lên sự cầm máu hoặc đông máu, các chất đối kháng Vitamin K: Sử dụng đồng thời với Dabigatran, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ chảy máu.

Amiodarone: Sử dụng đồng thời với Dabigatran, làm tăng nồng độ dabigatran ở người tình nguyện khỏe mạnh tăng lên khoảng 1,6 lần.

Verapamil: Khi sử dụng đồng thời với Dabigatran, làm tăng sự hấp thu của dabigatran, phụ thuộc vào thời gian dùng thuốc và dạng chế phẩm của verapamil.

Quinidine: Khi sử dụng đồng thời với Dabigatran, làm tăng nồng độ dabigatran ở người tình nguyện khỏe mạnh tăng lên khoảng 1,5 lần.

Clarithromycin: Khi sử dụng đồng thời với Dabigatran, nồng độ dabigatran ở người tình nguyện khỏe mạnh tăng lên khoảng 19% khi có clarithromycin.

Ketoconazole: Khi sử dụng đồng thời với Dabigatran, nồng độ dabigatran tăng lên khoảng 2,5 lần.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp kê đơn đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến