ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến còn 2 phương thức tuyển sinh trong năm 2025

Thứ sáu, 15/11/2024 | 09:20

Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM dự kiến áp dụng hai phương thức chính để tuyển sinh, bao gồm xét tuyển kết hợp và xét tuyển thẳng.

bk-1712448690135585847817-77-0-1327-2000-crop-1712448699750770143964

Thông tin từ Ban Tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa tổ chức tọa đàm về phương thức xét tuyển kết hợp, nhằm cung cấp thông tin về quá trình xây dựng và đánh giá hiệu quả triển khai tại trường.

Dự kiến, trong năm 2025, Đại học Bách khoa sẽ áp dụng hai phương thức tuyển sinh chính: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia TP.HCM; và xét tuyển kết hợp (bao gồm đánh giá năng lực, kết quả THPT, học lực THPT, và các năng lực khác).

Xét tuyển kết hợp là một trong những phương thức tuyển sinh quan trọng của nhà trường trong nhiều năm qua.

Riêng trong năm 2024, chỉ tiêu cho phương thức này chiếm từ 75% đến 90% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

Ngoài xét tuyển kết hợp, trong giai đoạn 2022-2024, nhà trường còn triển khai 4 phương thức tuyển sinh khác, bao gồm: xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM; xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế và thí sinh nước ngoài; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh có kế hoạch du học.

PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa, cho biết phương thức xét tuyển kết hợp này dựa trên các tiêu chí về học lực (bao gồm kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, Kỳ thi tốt nghiệp THPT, và quá trình học tập THPT), thành tích cá nhân, cùng với các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao và mỹ thuật.

Tin tức từ phòng truyền thông Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Trong đó, yếu tố học lực bao gồm ba thành phần chính: kết quả học tập THPT, điểm thi THPT, và điểm thi đánh giá năng lực. Trọng số và quy tắc quy đổi điểm số cho các thành phần này sẽ do Hội đồng tuyển sinh của nhà trường quy định.

“Yếu tố thành tích cá nhân bao gồm các giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, các cuộc thi khoa học kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế và các thành tích học thuật khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặc biệt chú trọng đến các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao và mỹ thuật,” PGS.TS Trần Thiên Phúc chia sẻ.

Theo ông, việc áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp sẽ giúp đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh và đảm bảo sự công bằng trong quá trình xét tuyển. Đồng thời, phương thức này cũng góp phần đa dạng hóa nguồn tuyển sinh, khuyến khích học sinh học tập tích cực và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật liên quan.

Bộ GD&ĐT công bố 35 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Bộ GD&ĐT công bố 35 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị được phép tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Năm 2025, trường Đại học nào tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển?

Năm 2025, trường Đại học nào tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển?

Năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ thay đổi đáng kể với các kỳ thi riêng do nhiều trường tổ chức, mở ra cơ hội lớn cho học sinh lớp 12 nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị và theo dõi thông tin chặt chẽ.
ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến còn 2 phương thức tuyển sinh trong năm 2025

ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến còn 2 phương thức tuyển sinh trong năm 2025

Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM dự kiến áp dụng hai phương thức chính để tuyển sinh, bao gồm xét tuyển kết hợp và xét tuyển thẳng.
Đại học Quốc gia TPHCM công bố cấu trúc bài thi ĐGNL áp dụng từ năm 2025

Đại học Quốc gia TPHCM công bố cấu trúc bài thi ĐGNL áp dụng từ năm 2025

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố cấu trúc bài thi đánh giá năng lực sẽ được áp dụng từ năm 2025.
Đăng ký trực tuyến