Hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có khả năng lây lan nhanh và có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có khả năng lây lan nhanh và có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh hắc lào thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa do điều kiện nóng ẩm thuận lợi cho vi nấm phát triển. Các loại vi nấm gây bệnh chủ yếu là Microsporum, Epidermophyton và Trichophyton. Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tổn thương do hắc lào thường xuất hiện dưới dạng các mụn nước nhỏ, tập trung thành hình tròn giống đồng tiền, gây ngứa, đặc biệt nghiêm trọng khi ra nhiều mồ hôi. Khi gãi, các mụn nước có thể vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và tiết dịch mủ vàng. Hắc lào rất dễ lây lan sang các vùng da khác nếu không được điều trị đúng cách, dẫn đến tình trạng tổn thương lan rộng hoặc bị chàm hóa.
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm tổn thương da để chẩn đoán hắc lào. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nuôi cấy nấm hoặc sinh thiết da để xác định sự hiện diện của vi nấm.
Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng cạo một vùng da nhỏ tại vị trí tổn thương rồi đặt lên phiến kính, sau đó nhỏ một giọt dung dịch kali hydroxit. Quá trình này giúp phá vỡ tế bào da, làm vi nấm dễ dàng quan sát dưới kính hiển vi.
Thuốc chữa hắc lào tại chỗ chủ yếu là các thuốc chống nấm, được bôi trực tiếp lên các tổn thương da. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Clotrimazole, Ketoconazole, Miconazole, v.v. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tránh gãi hoặc làm vỡ các mụn nước, vì điều này có thể gây bội nhiễm.
Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, trong trường hợp hắc lào lan rộng, cần sử dụng thuốc điều trị toàn thân, như Nizoral, Itraconazole, có tác dụng kháng nấm. Nếu bệnh nhân cảm thấy ngứa, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin. Nếu có bội nhiễm, cần điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân phải tuân thủ đúng liệu trình điều trị, không tự ý ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Nếu ngừng thuốc quá sớm, tổn thương có thể tái phát, lan rộng hoặc bội nhiễm khó chữa trị.
Khi được kê đơn thuốc bôi chữa hắc lào, bệnh nhân cần bôi đều thuốc lên toàn bộ vùng da tổn thương và hoàn thành đủ liệu trình. Sau khi da lành, nên tiếp tục bôi thuốc ít nhất 2 tuần nữa để ngừa tái phát.
Một số thuốc bôi có thể gây kích ứng nhẹ, nhưng sẽ hết khi ngừng thuốc. Nếu sau 1 tháng không cải thiện, cần tái khám để điều chỉnh phương pháp điều trị.
Thuốc kháng sinh chữa hắc lào cần có sự chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, và ảnh hưởng đến gan thận. Cần thận trọng khi kết hợp thuốc kháng nấm với thuốc khác, và luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Hắc lào dễ lây nhiễm và tái phát, vì vậy mỗi cá nhân cần:
Thuốc chữa hắc lào chủ yếu để đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc cần được bác sĩ kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh, không nên tự ý tham khảo đơn thuốc của người khác.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur