Điều dưỡng Đa khoa: Nhiệm vụ và công việc tại Bệnh viện
Thứ ba, 05/09/2023 | 10:33
Trong bối cảnh y tế, Điều dưỡng đa khoa là một lĩnh vực quan trọng nhằm cung cấp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về Điều dưỡng đa khoa và trình bày nhiệm vụ quan trọng của họ.
Điều dưỡng Đa khoa: Nhiệm vụ và công việc tại Bệnh viện
Ngành Điều dưỡng đa khoa là gì?
Điều dưỡng đa khoa là lĩnh vực chuyên môn liên quan đến công tác y tế, nhằm cung cấp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân, đặc biệt là trong việc chẩn đoán sơ bộ, điều trị tại chỗ và tăng cường sức khỏe cả cho cá nhân và cộng đồng.
Tìm hiểu về ngành Điều dưỡng đa khoa Tìm hiểu về Ngành Điều dưỡng đa khoa Nhiệm vụ chính của các chuyên gia Điều dưỡng đa khoa là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh. Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP.HCM họ đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của quá trình điều trị, từ chẩn đoán ban đầu đến quá trình phục hồi sau khi mắc bệnh.
Điều dưỡng đa khoa đặt ra mục tiêu quan trọng là chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các nhu cầu y tế cơ bản của người bệnh để cải thiện sức khỏe, duy trì sức khỏe, phục hồi sau bệnh và đề phòng bệnh tật ở mọi cấp độ, bao gồm cả tuyến đầu, tuyến sau và tuyến cuối. Họ còn phải hợp tác với các chuyên gia y tế khác để đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Công việc của Điều dưỡng đa khoa tại cơ sở Y tế là gì?
Điều dưỡng đa khoa là người chịu trách nhiệm quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh trong môi trường bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác. Công việc của họ có thể biến đổi tùy theo phân công cụ thể và phòng ban, tuy nhiên, nhiệm vụ cốt lõi của Điều dưỡng đa khoa bao gồm:
Tiếp đón và hướng dẫn người bệnh và người nhà về các thủ tục hành chính.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy chế của bệnh viện, đặc biệt là về chăm sóc bệnh nhân toàn diện, quản lý buồng bệnh nhân, và phòng thủ thuật.
Ghi chép thông số, dấu hiệu, và triệu chứng bất thường của người bệnh, cùng với cách xử lý, và ghi vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
Thực hiện y lệnh của bác sĩ một cách nghiêm túc và đầy đủ.
Thăm nom bệnh nhân hàng ngày, nhận và thực hiện y lệnh của bác sĩ về điều trị và kế hoạch chăm sóc, dựa trên hướng dẫn từ điều dưỡng trưởng khoa.
Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, quản lý uống thuốc, thực hiện các kỹ thuật y tế như tiêm thuốc, truyền dịch, và thay băng theo quy định. Đồng thời, duy trì và vận hành thiết bị y tế một cách tốt nhất theo phân công công việc.
Kiểm tra sử dụng và bổ sung thuốc theo cơ số quy định.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, và quản lý thiết bị và vật tư y tế theo quy định, đồng thời báo cáo về việc thay thế các dụng cụ hỏng hóc.
Bàn giao người bệnh cho Y tá điều dưỡng trực vào cuối giờ làm việc, ghi chép lại y lệnh còn lại trong ngày và yêu cầu theo dõi và chăm sóc đối với người bệnh, đặc biệt là những trường hợp nặng.
Hỗ trợ người bệnh tinh thần trong quá trình điều trị, thúc đẩy quy định về y đức.
Tự học và nâng cao kiến thức chuyên môn cá nhân.
Báo cáo tình hình của người bệnh hàng ngày và hàng tháng theo yêu cầu của bệnh viện.
Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, xuất viện và trường hợp tử vong một cách chính xác.
Bảo quản tài sản, thiết bị y tế, thuốc, và duy trì vệ sinh trong buồng bệnh và phòng thủ thuật theo phân công.
Tham gia vào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành chăm sóc người bệnh cho học viên dưới sự chỉ đạo của điều dưỡng trưởng khoa khi được giao nhiệm vụ.
Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc, thu hồi thuốc thừa và trả lại cho Khoa Dược.
Tổng hợp các loại thuốc đã sử dụng cho một người bệnh trước khi bệnh nhân xuất viện.
Đối với những trường hợp người bệnh nặng nguy kịch, chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời đến bác sĩ trong trường hợp xảy ra các biến chứng bất thường.
Tham gia thường trực theo sự phân công và sắp xếp của điều dưỡng trưởng.
Năm 2023, các bạn trẻ yêu thích ngành Điều dưỡng và mong muốn tốt nghiệp có thể làm Điều dưỡng viên tại Bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế,... có thể lựa chọn đăng kí học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ngay từ bây giờ.
Học Cao đẳng Điều dưỡng nên học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Theo đó, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đang đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng với các hệ đào tạo khác nhau, phù hợp với tất cả các đối tượng có bằng THPT trở lên với thời gian đào tạo khác nhau.
Hệ Cao đẳng Điều dưỡng chính quy, dành cho người có bằng THPT - Thời gian học 3 năm
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có cơ sở đào tạo như sau:
Cơ sở đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Tp Hà Nội: Địa chỉ số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở thực hành tại: địa chỉ số 49 Thái Thịnh – Phường Thịnh Quang – Q.Đống Đa – Tp. Hà Nội. (Phòng 506, Tầng 5, nhà 2 trong khuôn viên bệnh viện châm cứu Trung ương). Hotline: 02485.895.895 – 0948.895.895.
Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821 – 02166.296.296.
Cơ sở Bình Thạnh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028.6295.6295 / 09.6295.6295.
Cơ sở Bình Tân: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913 / 0788.913.913.
Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?