Dung dịch nhỏ mắt Tobrex: Đánh giá cách sử dụng và lợi ích cho mắt

Thứ bảy, 09/09/2023 | 11:12

Dung dịch nhỏ mắt Tobrex (Tobramycin) là gì? Thường được dùng trong những trường hợp nào? Cách dùng nhỏ mắt Tobrex ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

01694232963.jpeg

Thuốc nhỏ mắt Tobrex

Tên thành phần hoạt chất: Tobramycin.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Tobrin, Binexbi Tocin Ophthalmic Solution, Bratorex, Daehanbracin.

Tobrex (Tobramycin) là thuốc gì?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng đang làm việc tại các nhà thuốc cho biết, đây là dung dịch nhỏ mắt có hoạt chất chính là kháng sinh tobramycin.

Tobramycin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn. Kháng sinh tobramycin có hoạt tính kháng khuẩn rộng (với cả vi khuẩn gram âm và gram dương).

Tobrex (Tobramycin) dùng để điều trị bệnh gì?

Thuốc nhỏ mắt Tobrex (Tobramycin) được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng ở ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt. Nguyên nhân do những vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin.

Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobrex, cần theo dõi đáp ứng, tình trạng viêm có giảm đối với liệu pháp kháng sinh tại chỗ hay không.

Tobramycin được chứng nhận lâm sàng an toàn và hiệu quả với trẻ em.

Cách dùng thuốc Tobrex (Tobramycin) như thế nào?

Về liều dùng:

Liều khuyến cáo đối với bệnh mức độ nhẹ đến trung bình: nhỏ 1 hay 2 giọt vào mắt bị bệnh, 6 lần/ngày.

Liều khuyến cáo đối với bệnh mức độ nặng: nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi giờ cho đến khi tình trạng nhiễm khuẩn cải thiện. Sau đó giảm liều dần đến khi ngưng nhỏ mắt.

Thuốc mỡ tra mắt Tobrex có thể được dùng kết hợp thuốc nhỏ mắt Tobrex.

Về cách dùng:

Đây là thuốc chỉ dành để nhỏ mắt. Tuyệt đối không được tiêm vào mắt.

  • Khi bạn mở nắp, vòng gắn đảm bảo thường bị rời ra ngoài. Bạn cần tháo bỏ nó đi trước khi nhỏ mắt.
  • Tuyệt đối không để đầu lọ thuốc chạm vào bất kỳ bề mặt nào của mắt và xung quanh mắt để tránh lây nhiễm.
  • Để hạn chế hấp thu thuốc toàn thân, bạn có thể ấn vào ống dẫn lệ hoặc nhắm mắt sau khi nhỏ thuốc.
  • Sau khi nhỏ xong, vặn đóng chặt nắp lọ thuốc khi không sử dụng.
  • Nếu người bệnh đang dùng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, cần nhỏ các thuốc cách nhau ít nhất 5 phút và thuốc mỡ tra mắt sẽ được tra vào sau cùng.

Các tác dụng phụ nào có thể gặp khi dùng thuốc Tobrex (Tobramycin)?

11694232963.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tác dụng phụ thường gặp là các rối loạn ở mắt, bao gồm khó chịu ở mắt, sung huyết mắt.

Các tác dụng phụ hiếm gặp ở mắt bao gồm viêm giác mạc, trợt giác mạc, giảm thị lực, nhìn mờ, ban đỏ mi mắt, phù kết mạc, phù mi mắt, đau mắt, khô mắt, ghèn mắt, ngứa mắt, tăng tiết nước mắt.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Tobrex (Tobramycin)

Không nên dùng kính áp tròng khi đang sử dụng thuốc. Thuốc nhỏ mắt Tobrex có chứa benzalkonium clorid. Chất này có thể gây kích ứng mắt và làm đổi màu kính áp tròng mềm. Nếu cần thiết phải đeo kính áp tròng, người bệnh cần tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc và đợi ít nhất 15 phút sau khi nhỏ mắt mới được đeo kính lại.

Với các người bệnh nhạy cảm với kháng sinh nhóm aminoglycosid dùng tại chỗ thì nên theo dõi và ngừng dùng thuốc nếu gặp hiện tượng quá mẫn.

Tobramycin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm độc tính trên thần kinh, độc tính trên tai và thận khi sử dụng đường toàn thân đã được báo cáo.

Lưu ý gì khi dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú?

Thai kỳ

  • Số liệu thống kê về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt tobramycin trên phụ nữ mang thai vẫn còn hạn chế thông tin.
  • Các nghiên cứu trên động vật của 2 hoạt chất chính của Tobrex đường toàn thân cho thấy thuốc có độc tính cho thai nhi.
  • Vì thế, không khuyến cáo dùng thuốc nhỏ mắt Tobrex trong suốt thời gian mang thai.

Thời kỳ cho con bú

  • Hiện tại vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về tobramycin dùng tra mắt có bài tiết qua sữa mẹ hay không.
  • Tuy nhiên, tobramycin đã được chứng minh có bài tiết vào sữa mẹ khi sử dụng đường toàn thân.
  • Trước khi sử dụng, phụ nữ cho con bú cần sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ.

Tin y tế mới nhất hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp cho bạn hiểu hơn về công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobrex.

Từ khóa: Tobrex
Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Mụn mạch lươn là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là một dạng biến chứng nặng của mụn trứng cá, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Do đó, việc điều trị và chăm sóc mụn mạch lươn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Đăng ký trực tuyến