Kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến đối với các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường ruột.
Kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến đối với các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường ruột.
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thông thường, để điều trị nhiễm khuẩn, bác sĩ kê đơn kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác. Mỗi loại kháng sinh chỉ dùng cho từng bệnh lý cụ thể và theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian ngắn.
Ở trạng thái bình thường, đường ruột duy trì tỷ lệ vi khuẩn có lợi và có hại khoảng 85% : 15%, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và ngăn vi khuẩn có hại phát triển quá mức. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh này.
Ức chế vi khuẩn có lợi trong đường ruột
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng làm suy giảm vi khuẩn có lợi, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột. Ngay cả khi dùng liều thấp, kháng sinh vẫn có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợi khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa. Một số loại kháng sinh như Ampicillin, Clindamycin, Erythromycin... thường liên quan đến tình trạng này.
Thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn gây hại
Không chỉ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, kháng sinh kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại như Salmonella phát triển mạnh hơn. Điều này làm tăng nguy cơ viêm dạ dày – ruột, gây tiêu chảy kéo dài. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm đại tràng với các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy ra máu.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa bệnh lý tiêu hóa và tác động của việc sử dụng kháng sinh kéo dài đến đường ruột. Khi dùng kháng sinh trong thời gian dài, cơ thể có thể gặp phải các rối loạn tiêu hóa điển hình như:
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên ngừng sử dụng kháng sinh và đến cơ sở y tế để được thăm khám. Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể tự cải thiện sau 2 ngày ngừng thuốc. Nếu vẫn cần điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc khác ít gây rối loạn tiêu hóa hơn.
Để giảm thiểu tác động của kháng sinh lên đường ruột khi phải sử dụng trong thời gian dài, người bệnh cần lưu ý các điểm sau:
Việc sử dụng kháng sinh cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ để tránh rối loạn tiêu hóa cũng như nguy cơ kháng kháng sinh, gây khó khăn cho điều trị về sau.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur