Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Thứ năm, 10/10/2024 | 10:42

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?

01728532399.jpeg
Ho đờm xanh cảnh báo các bệnh lý về hô hấp

Ho đờm xanh có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, ho có đờm xanh là tình trạng khi đờm được ho ra có màu xanh lam hoặc xanh đậm. Đây là dấu hiệu cảnh báo viêm đường hô hấp do vi khuẩn, và có thể cần xem xét điều trị bằng kháng sinh.

Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể chỉ điểm một số bệnh lý sau:

Viêm phế quản:

Sự xuất hiện của ho kèm theo đờm xanh cho thấy có tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Ho có đờm xanh thường kéo dài vài tuần, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như sốt cao, đau lưng, sổ mũi, khò khè, và thậm chí khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm phế quản cấp tính có khả năng chuyển sang viêm phế quản mạn tính, gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Viêm phổi:

Ho có đờm xanh kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của viêm phổi, do nấm, virus, hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm phổi thường có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý hô hấp khác. Người bệnh có thể ho ra đờm đặc, màu xanh hoặc nâu, đôi khi có máu kèm theo các triệu chứng như:

  • Khó thở, thở khò khè.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi, mất sức.
  • Đau cơ và bắp.
  • Sốt cao.
  • Chán ăn.
  • Tim đập không đều.

Giãn phế quản:

Ho có đờm xanh là một triệu chứng thường gặp ở người bị giãn phế quản, với lượng đờm lớn và kéo dài, thỉnh thoảng có màu vàng. Các triệu chứng khác có thể như:

  • Ho ra máu.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Đau tức ngực và khớp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD):

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bội nhiễm cũng có thể gây ra tình trạng ho đờm xanh. Đờm thường có màu xanh lá hoặc hơi vàng, kèm theo ho kéo dài, khó thở và mệt mỏi.

Đối tượng nguy cơ cao:

  • Người thường xuyên hút thuốc.
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, có hóa chất và bụi bẩn.
  • Người đã có tiền sử mắc bệnh liên quan.

Bị ho đờm xanh phải làm thế nào?

11728532399.jpeg
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị ho đờm xanh

Theo chia sẻ từ Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thường thì ho có đờm xanh là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Sử dụng thuốc uống

Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi bị ho có đờm xanh. Thay vào đó, bạn nên tìm đến sự tư vấn và khám bệnh của bác sĩ. Việc này giúp đảm bảo sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và tránh tình trạng kháng thuốc.

Những loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Kháng sinh: Được chỉ định trong các trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Thuốc chống viêm: Được sử dụng khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương.
  • Thuốc giảm ho và loãng đờm: Giúp giảm tình trạng đờm ứ đọng và các triệu chứng đi kèm.

Các biện pháp hỗ trợ

Súc họng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường hô hấp, đồng thời giảm bớt khó chịu do ho kéo dài.

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây. Các phương pháp này giúp làm giảm độ đặc của đờm, từ đó dễ dàng đẩy ra ngoài hơn.

Xông hơi và làm ẩm không khí trong môi trường sống và làm việc để cải thiện tình trạng hô hấp.

Người bị ho đờm xanh nên ăn những loại thực phẩm nào?

Khi bị ho với đờm xanh, người bệnh cần chú ý đến một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tránh xa đồ uống có gas và các chất kích thích như rượu, bia.
  • Giảm thiểu các món nướng, xào, chiên và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể làm gia tăng sản xuất đờm.
  • Tránh các thực phẩm tanh như cá, tôm, cua, vì chúng có thể làm kéo dài tình trạng ho.
  • Ưu tiên thực phẩm nhiều nước, mềm và loãng để giúp làm loãng đờm.
  • Thêm vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, cùng với các khoáng chất vi lượng để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thực đơn, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Rau cải xanh như rau bina, bông cải xanh.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, như cam, chanh, dâu tây, lê, ớt chuông.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, bao gồm cà rốt, bí ngô, cà chua, đu đủ và khoai lang.
  • Các loại gia vị như gừng, tỏi, chanh và mật ong.
  • Thực phẩm cung cấp omega-3, chẳng hạn như dầu ô liu, hạnh nhân và quả óc chó.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: ho đờm xanh
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Công dụng và những lưu ý khi dùng Maladi B

Công dụng và những lưu ý khi dùng Maladi B

Maladi B là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe giúp bổ sung magie hiệu quả. Để sử dụng Maladi B đúng cách và cho đúng đối tượng, người dùng cần tham khảo ý kiến và nhận chỉ định từ các chuyên gia có chuyên môn.
Đăng ký trực tuyến