Ivermectin - Thuốc điều trị giun và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 17/09/2024 | 15:41

Ivermectin là thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số ký sinh trùng gây ra như bệnh sán lá gan lớn, bệnh giun lươn đường ruột. Cần lưu ý những tác dụng phụ của thuốc để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh.

Ivermectin là thuốc gì?

Ivermectin là thuốc điều trị giun
Ivermectin là thuốc điều trị giun

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Ivermectin là thuốc diệt ký sinh trùng, có phổ hoạt tính rộng trên các loại giun tròn như giun lươn, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc và giun chỉ. Thuốc Ivermectin hoạt động bằng cách gắn chọn lọc và mạnh với các kênh ion clorid glutamat ở trên tế bào thần kinh và cơ của các động vật ký sinh trùng, dẫn đến tăng tính thấm và làm liệt các tế bào này, kết quả làm chết kí sinh trùng. Ivermectin có hiệu quả diệt ấu trùng giun chỉ rất mạnh, nhưng ít cho hiệu quả trên ký sinh trùng trưởng thành.

Dạng thuốc và hàm lượng của Ivermectin?

Ivermectin được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc là:

 Viên nén: 3 mg, 6 mg

Brand name

Generic: Ivermectin, Sos Mectin-3, Stromectin 3mg, Stromectin 6mg, Stroseca, Ivermectin Nic 3 mg, Ivermectin Nic 6 mg, Ivernic 6, Ebrasun, Envix, Ivermectin 3 A.T, Ivermectin 6 A.T, Pizar-3, Pizar-6, Putiyol, Ascarantel 6, Opelomin 6, Wormectol 3.

Ivermectin được chỉ định cho những trường hợp nào?

Điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca.

Điều trị các bệnh nhiễm giun tròn như giun móc, giun tóc, giun kim, giun lươn, giun đũa (chó, mèo), giun lươn ở ruột.

Điều trị các bệnh nhiễm sán lá gan lớn.

Cách dùng - Liều lượng của Ivermectin?

Cách dùng: Ivermectin dạng viên nén được uống với nước vào buổi sáng sớm trước ăn sáng 2 giờ.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi: Uống một liều duy nhất 0,20mg/ kg cân nặng.

Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc trọng lượng cơ thể < 15kg: Độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh tham khảo, tuỳ theo loại và mức độ nhiễm khuẩn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng và liệu trình điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Ivermectin?

Nếu người bệnh quên một liều Ivermectin nên dùng ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm như đã lên kế hoạch điều trị.

Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Ivermectin?

Người bệnh dùng quá liều Ivermectin thường có triệu chứng lâm sàng như ban da, phù, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, dị cảm, mày đay, cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở.

Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Dùng than hoạt và gây nôn. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Những chống chỉ định, thận trọng khi sử dụng thuốc Ivermectin?

Thuốc Ivermectin chống chỉ định cho những trương hợp sau

Người bệnh có tiền sử dị ứng với Ivermectin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh có rối loạn hàng rào máu não như bệnh trypanosoma châu Phi và bệnh viêm màng não.

Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú.

Trẻ em dưới 5 tuổi

Thận trọng khi dùng Ivermectin cho những trường hợp sau

Lưu ý Ivermectin có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương ở người mà hàng rào máu não bị tổn thương (như trong bệnh viêm màng não, bệnh do Trypanosoma). Do thuốc Ivermectin làm tăng GABA.

Lưu ý khi điều trị bằng ivermectin cho người bị bệnh viêm da do giun chỉ Onchocerca thể tăng phản ứng, có thể xẩy ra các phản ứng có hại như phù nặng hơn.

Lưu ý thận trọng với người đang vận hành máy móc hay đang lái xe, thuốc Ivermectin không ảnh hưởng đến hoạt động các đối tượng này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Ivermectin
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Ivermectin

Tác dụng phụ của thuốc Ivermectin?

Thường gặp: Sốt, tiêu chảy, nôn, tăng ALT, tăng, phù mặt, phù ngoại vi, hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh, đau khớp, viêm màng hoạt dịch, sưng to và đau hạch bạch huyết ở cổ, ở bẹn, ở nách. Ngứa, phù, có nốt sần, mày đay, mụn mủ, ban da.

Ít gặp: Đau đầu, đau cơ, kích ứng da, ngứa, khô da, cảm giác nóng rát da.

Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Ivermectin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Ivermectin, tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Ivermectin tương tác với các thuốc nào?

Chưa có dữ liệu thông báo về tương tác thuốc Ivermectin với các thuốc khác.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến