Khám phá những công dụng bất ngờ từ vị thuốc phục linh

Thứ sáu, 16/06/2023 | 16:18

Phục linh là loại dược liệu có nhiều công dụng, phục lịch sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. 

Phục linh, có tên khoa học là Poria cocos Wolf, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae), là một loại nấm ký sinh trên rễ một số loài thông. Nó còn được gọi là bạch linh. Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur: Phục linh là loại dược liệu có nhiều công dụng được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. 

1
Phục linh là một loại dược liệu có nhiều công dụng điều trị bệnh

Mô tả cây

Về hình dạng, phục linh có dạng khối to, có thể nặng từ 3 - 5kg, và cũng có những phiên bản nhỏ hơn chỉ bằng kích thước của một nắm tay. Nấm phục linh không có mùi đặc trưng, có vị nhạt và khi cắn, nó có tính chất dính răng.

Thể quả của nấm phục linh khô có hình dạng từ cầu, thoi, cầu dẹt đến khối không đều. Chúng có kích thước lớn và nhỏ không đồng nhất, với mặt ngoài có màu từ nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và bề mặt lồi lõm. Khi bẻ, bề mặt bẻ có cảm giác sần sùi và xuất hiện vết nứt. Lớp viền bên ngoài có màu nâu nhạt, trong khi phần trong có màu trắng, và một số ít còn có màu hồng nhạt. Một số loại còn có đoạn rễ thòng bên trong được gọi là phục thần.

2
Phục linh có nguồn gốc từ một loại nấm ký sinh trên rễ một số loài thông

Bộ phận dùng của phục linh

Phục linh bì: Đây là lớp ngoài của phục linh, có kích thước lớn và nhỏ không đồng nhất. Mặt ngoài của nó có màu từ nâu đến nâu đen, trong khi mặt trong có màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất liệu tương đối xốp và có tính đàn hồi.

Phục linh khối: Sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại của phục linh được thái, cắt thành các phiến hoặc miếng, có kích thước lớn nhỏ không đồng nhất. Màu sắc của phần này có thể là trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.

Xích phục linh: Đây là lớp nằm ngay sau lớp ngoài, có màu hồng hoặc nâu nhạt

Bạch phục linh: Đây là phần bên trong của phục linh, có màu trắng.

Phục thần: Đây là phần của phục linh bao bọc đoạn rễ thông bên trong. Nó thường có màu trắng.

Mộc phục thần: Đây là phần của phục thần sau khi đã được trộn chu sa.

3
Phục linh - Phần của phục linh bao bọc đoạn rễ thông bên trong

Thành phần hóa học của phục linh

Phục linh có thành phần chứa hai nhóm hóa học chính là polysaccharid và triterpen:

Triterpen và dẫn xuất: Phục linh chứa một số triterpen như axit pachymic, axit tumolosic, axit eburicoic, axit pinicolic, axit polyporenic, axit dehydropachymic và các dẫn xuất khác.

Polysaccharid: Trong phục linh, có khoảng 75% là chất polysaccharid được gọi là pachyman. Ngoài ra, còn chứa các đơn đường monosaccharid bao gồm các dạng D của glucose, xylose, mannose, galactose, fucose và rhamnose.

Ngoài hai nhóm hóa chất chính trên, phục linh cũng chứa các axit amin, enzym, steroid và choline. Nó cũng cung cấp histidine và muối kali.

Phân bố, thu hái và chế biến

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược cho biết: Phục linh có phân bố trong một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của Việt Nam, nhưng chưa được trồng và khai thác rộng rãi. Do đó, vị thuốc chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Quá trình thu hái diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi thu hoạch, phục linh được tách ra khỏi đất cát và chất đống, để cho ra mồ hôi. Sau đó, nó được rải ra nơi có gió thoáng để khô và tiếp tục chất đống và ủ vài lần cho đến khi khô nước và bề mặt xuất hiện nhăn nheo. Sau đó, phục linh được phơi âm can đến khi hoàn toàn khô. Một cách khác là sử dụng phục linh tươi, thái miếng và phơi âm can tại nơi có gió thoáng.

Phục linh có các phần thái và màu sắc khác nhau, do đó có các tên gọi khác nhau như Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.

Bào chế

Phục linh được ngâm trong nước, rửa sạch và thêm nước để làm mềm. Sau đó, vỏ bên ngoài được gọt bỏ và phục linh được thái thành miếng hoặc lát lúc còn mềm. Sau đó, nó được phơi hoặc sấy khô.

Tác dụng dược lý của phục linh

các nhà khoa học đã tiến hành chiết xuất và phân lập các thành phần của bạch phục linh để nghiên cứu hoạt tính sinh học của nó. Cụ thể, các polysaccharid, triterpenoid và axit béo có trong nấm phục linh đã được chứng minh có nhiều tác dụng có lợi, bao gồm khả năng lợi tiểu, chống viêm, chống oxi hóa và chống lão hóa, điều hòa miễn dịch, hạ đường huyết và điều trị ung thư.

Theo Y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh:

  • Phục linh có qui kinh Tâm Tỳ Thận.
  • Các sách thuốc ghi nhận như sau: Sách Bản kinh cho biết Phục linh có vị ngọt và tính bình. Sách Y học khởi nguyên miêu tả Phục linh có tính ôn vị nhạt. Sách Lôi công bào chế dược ghi rõ công dụng của Phục linh là nhập phế, tỳ, tiểu tràng kinh.

Công dụng:

  • Phục linh bì: Có tác dụng lợi tiểu và trị phù thũng.
  • Xích phục linh: Được sử dụng để chữa thấp nhiệt, bao gồm các triệu chứng chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng và đái rắt.
  • Bạch phục linh: Được dùng để chữa các triệu chứng như ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm và ỉa chảy.
  • Phục thần: Có tác dụng trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp và mất ngủ.

Liều dùng: Liều dùng thông thường của Phục linh là từ 6-12g mỗi ngày. Phục linh có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, hoàn hoặc tán. Nó cũng thường được kết hợp với các thành phần khác trong nhiều phương thuốc khác nhau.

Bảo quản: Để phục linh trong một nơi mát mẻ, khô ráo và đậy kín để đảm bảo không bị ẩm ướt. Tuyệt đối không để phục linh trở nên quá khô hoặc quá nóng, vì điều này có thể làm nứt vỡ và làm mất đi tính chất dính của nấm.

Bác sĩ YHCT Trần Bảo Linh - giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ!

Từ khóa: Phục linh
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào da. Đây là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, không có khả năng xâm lấn hay di căn đến các cơ quan khác. Vậy u da lành tính có nguy hiểm không?
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Đăng ký trực tuyến