Kim Tiền Thảo: Điều trị sỏi đường tiết niệu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 19/07/2023 | 17:10

Kim Tiền Thảo là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sử dụng điều trị tình trạng sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật và chứng tiểu gắt, tiểu khó.

1. Kim Tiền Thảo là thuốc gì?

 

01689761629.jpeg

Kim Tiền Thảo là thuốc điều trị sỏi đường tiết niệu

Kim Tiền Thảo là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, giúp tăng thể tích nước tiểu, đồng thời ức chế sự gia tăng kích thước của viên sỏi, bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Kim Tiền Thảo được sử dụng điều trị các tình trạng sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật và chứng tiểu gắt, tiểu khó.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Kim Tiền Thảo?

Kim Tiền Thảo được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc viên nang cứng với quy cách là hộp 1 lọ x 60 viên nang cứng.

Trong mỗi viên nang cứng Kim Tiền Thảo có chứa thành phần chính là

  • Cao khô cây Kim tiền thảo (Extractum Herba Desmodii styracifolii)….0,28 g

     (Tương ứng: Toàn cây Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii).......4,0 g) 

3. Kim Tiền Thảo được dùng cho những trường hợp nào?

Kim Tiền Thảo được sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Điều trị các tình trạng sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, chứng tiểu gắt, tiểu khó.

4. Cách dùng - Liều lượng của Kim Tiền Thảo?

Cách dùng: Kim Tiền Thảo được dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng:

- Người lớn: Uống 2 viên/lần, ngày 3 lần, đợt dùng từ 10-20 ngày với bệnh cấp, 3 - 6 tháng hay lâu hơn với bệnh mãn.

+ Từ em từ 12 tuổi trở lên: dùng liều như người lớn.

+ Từ em từ 6-12 tuổi: Uống 1 viên/ lần, ngày 3 lần.

+ Từ em từ 2-5 tuổi: Uống 0,5 viên/lần, ngày 3 lần.

Lưu ý:

  • Người bệnh sỏi thận, sỏi mật hay kèm các nguyên nhân khác như dương hư, âm hư, tỳ hư, khí hư, thấp nhiệt, thấp hàn, nhiễm khuẩn, nên kết hợp với các thuốc khác điều trị các nguyên nhân trên.
  • Trong khi dùng thuốc Kim Tiền Thảo, nếu có dấu hiệu người nóng, tiểu gắt, tiểu ít, phải uống thêm nhiều nước dừa, uống nhiều nước, ăn chè đậu đen và ăn các loại thức ăn mát.
  • Người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày, nên uống thuốc sau khi ăn 30 phút.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tình trạng của người bệnh, cần dùng gói bột Kim Tiền Thảo theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ tư vấn về liều dùng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

11689761629.jpeg

Sỏi thận gây đau lưng, bụng hoặc hai bên cơ thể

5. Cách xử lý nếu quên liều Kim Tiền Thảo?

Nếu người bệnh quên một liều Kim Tiền Thảo nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Kim Tiền Thảo?

Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về người bệnh dùng quá liều Kim Tiền Thảo. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều Kim Tiền Thảo, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng Kim Tiền Thảo?

Kim Tiền Thảo chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử dị ứng với Kim Tiền Thảo hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Người bệnh bị tiểu nhạt, tiểu đường.

Người thiếu máu.

Thận trọng khi sử dụng Kim Tiền Thảo cho những trường hợp sau:  

Lưu ý Kim Tiền Thảo là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý tác dụng hiệu qủa của thuốc Kim Tiền Thảo có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Người bệnh cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để được tư vấn kỹ rõ hơn.

Lưu ý sau mỗi liệu trình điều trị với Kim Tiền Thảo, cần được kiểm tra tình trạng bệnh tại các cơ sở chuyên khoa.

Lưu ý thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng viên Kim Tiền Thảo.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Kim Tiền Thảo trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Kim Tiền Thảo cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Kim Tiền Thảo gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng Kim Tiền Thảo cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái tàu, lái xe, vận hành máy móc. Kim Tiền Thảo không gây ảnh hưởng lên thần kinh và có thể sử dụng cho các đối tượng này.

21689761629.jpeg

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng Kim Tiền Thảo

 

8. Kim Tiền Thảo gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của viên Kim Tiền Thảo. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Kim Tiền Thảo, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng Kim Tiền Thảo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để xử trí kịp thời.

9. Kim Tiền Thảo tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo lâm sàng về tương tác Kim Tiền Thảo khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Kim Tiền Thảo có thể xảy ra tương tác với các thuốc dược liệu, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng trầm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm Kim Tiền Thảo trước khi dùng hoặc thông báo cho dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ điều trị biết những loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng Kim Tiền Thảo một cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Kim Tiền Thảo như thế nào?

Kim Tiền Thảo được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Kim Tiền Thảo tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Nguồn tham khảo:

  • vanxuanpharma.com.vn:    

https://vanxuanpharma.com.vn/kim-tien-thao-chai.p15103386.html

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đăng ký trực tuyến