Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được tổ chức trong hai ngày 26 và 27 tháng 6, đánh dấu lần đầu tiên kỳ thi diễn ra theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được tổ chức trong hai ngày 26 và 27 tháng 6, đánh dấu lần đầu tiên kỳ thi diễn ra theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Thông tin từ Ban Tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Kỳ thi năm nay áp dụng phương thức thi mới theo mô hình 2+2. Cụ thể, thí sinh sẽ làm bài hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, cùng với hai môn tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ.
So với các năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm đổi mới đáng chú ý. Thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tham gia thi trong 3 buổi thay vì 4, giúp giảm áp lực thi cử. Bên cạnh đó, tỷ lệ đánh giá quá trình học tập trong xét tốt nghiệp cũng được điều chỉnh, tăng từ 30% lên 50%.
Một thay đổi quan trọng khác là mỗi thí sinh sẽ làm bài thi tại một phòng duy nhất trong suốt kỳ thi. Mỗi phòng thi có thể tổ chức đến 5 môn thi khác nhau. Ngoài ra, số lượng mã đề thi được nâng từ 24 lên 48 nhằm tăng tính phân hóa và đảm bảo tính bảo mật. Đặc biệt, đối với thí sinh tự do, dù chỉ có một người đăng ký dự thi, địa phương vẫn phải bố trí một điểm thi riêng biệt.
Theo ông Huỳnh Văn Chương – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 4. Đối với thí sinh tự do, việc đăng ký được thực hiện trực tuyến thông qua ứng dụng VNEID.
Tin tức từ phòng truyền thông Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Dự kiến, kỳ thi năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia. Trong đó, thí sinh tự do và thí sinh thi lại sẽ được lựa chọn đăng ký thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 hoặc 2018, tùy thuộc vào quá trình học tập của từng người.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức trong bối cảnh các địa phương đang triển khai sắp xếp lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết 18 của Trung ương. Đồng thời, việc đổi mới kỳ thi được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Những yếu tố này đòi hỏi các địa phương và đơn vị tổ chức kỳ thi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động và linh hoạt để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và hiệu quả.