Nấm rơm là một trong những thực phẩm quen thuộc trong thực đơn hằng ngày của các gia đình ở nước ta. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì nấm rơm còn có tác dụng tăng sức đề kháng, tốt cho bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch.
Nấm rơm là một trong những thực phẩm quen thuộc trong thực đơn hằng ngày của các gia đình ở nước ta. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì nấm rơm còn có tác dụng tăng sức đề kháng, tốt cho bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch.
Đặc điểm của Nấm rơm
Theo giảng viên Trường cao đẳng Y Dược Pasteur Nấm rơm còn có một số tên gọi khác như nấm cỏ, nấm rơm lúa, nấm ngọc cẩu,… Ở nước ta Nấm rơm có thể tìm thấy mọc hoang ở trên rơm rạ hoặc được trồng trong các trang trại.
Khi còn non nấm có hình trứng toàn bộ nằm trong bao chung. Mũ nấm có hình trứng , sau vươn lên phá vỡ bao chung ra ngoài, có màu sắc phụ thuộc vào ánh sáng, càng có nhiều ánh sáng thì nấm càng đen. Khi mũ nấm khô có phủ thêm một lớp lông tơ mềm. Phần cuống và thịt nấm có màu trắng, nhẵn, phần gốc nấm thường phình to thành củ và đặc ruột.
28oC – 45 oC là nhiệt độ thích hợp cho Nấm rơm phát triển và thường mọc nhiều vào mùa hè thu nóng ẩm tháng 7 tháng 8.
Đối với Nấm rơm chúng ta có thể dùng toàn bộ phần Nấm để ăn và làm thuốc. Có thể sử dụng Nấm tươi hoặc Nấm được phơi, sấy khô.
Nấm rơm có những thành phần dinh dưỡng nào?
Theo nghiên cứu của các chuyên dinh dưỡng Nấm rơm có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Protein, chất béo, đường, chất xơ, tro và rất nhiều vitamin như A, B1, B2, C, D, PP, … các chất khoáng như Canxi, sắt, photpho, ….
Trong nấm rơm tươi có khoảng 90% là nước và cung cấp khoảng 31calo cho cơ thể.
Nấm rơm có những tác dụng nào đối với sức khỏe
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: một số nghiên cứu chỉ ra rằng Nấm rơm có tác dụng tăng kích thích các cytokin, tăng sản sinh các tế bào lympho thuộc hệ miễn dịch nên giúp cơ thể phòng chống sự xâm nhập của các vi khuẩn, virut gây bệnh.
- Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu: Trong nấm rơm có các thành phần beta glucan, chitosan, eritadenin có tác dụng ức chế sự hấp thu của cholesterol đồng thời làm giảm quá trinh sản sinh cholesterol nên giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch: Nấm rơm có thành phần kali, vitamin C, các chất xơ sẽ giúp điều hòa huyết áp và nhờ tác dụng giảm cholesterol nên ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa hạn chế mắc các bệnh lý tim mạch.
- Ngăn ngừa ung thu: Thành phần vitamin C và beta-glucan có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do lên tế bào bình thường và nhờ tăng cường hệ miễn dịch nên Nấm rơm ngăn chặn ung thư phát triển.
- Giúp bồi bổ cơ thể: Nấm rơm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, glucid, chất xơ, các vitamin, khoáng chất nên giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe sau ốm dậy. Canxi cần thiết cho quá trình phát triển của xương, sắt cần cho quá trình tạo hồng cầu giúp giảm thiếu máu.
- Nấm rơm có hiệu quả trong điều trị liệt dương ở nam giới.
- Nấm rơm cung cấp lượng calo thấp nên được sử dụng vào trong các thực đơn hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra do chứa nhiều chất xơ tạo cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn giúp duy trì cân nặng hợp lý.
- Nấm rơm giúp cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân nhờ có thành phần choline giúp hỗ trợ dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích sự học hỏi và giúp nhớ nhanh hơn.
- Giúp cải thiện đường huyết nhờ các chất xơ, tác dụng giảm cholesterol, tăng tác dụng của insulin giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Một số bài thuốc từ Nấm rơm
- Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ: Ăn liên tục trong 15 ngày nấm rơm tươi 100g xào cùng với trứng cút (5 quả).
Cháo Nấm rơm- món ăn bồi bổ cơ thể
- Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể: sử dụng 150g nấm rơm tươi hầm cùng chim bồ câu hoặc trứng chim cút. Tuần ăn 2 lần và liên tục trong 3 tháng. Có thể kết hợp với một số vị thuốc khác như đại táo, kỉ tử, hạt sen.
- Bài thuốc bổ máu: bổ sung vào thực đơn món Nấm rơm xào cùng cới thịt bò trong các bữa ăn hằng ngày để cung cấp sắt tăng cường quá trình tạo hồng cầu.
- Bài thuốc ngăn ngừa ung thư: sử dụng nấm rơm kết hợp cùng với đậu phụ nấu thành canh ăn hằng ngày có hiệu quả trong điều trị ung thư cho bệnh nhân.
- Bài thuốc chữa yếu sinh lý: Sử dụng tôm, rau dền xào cùng với Nấm rơm có tác dụng tăng
- Bài thuốc giải cảm cúm: nấu cháo nấm rơm cùng với cà rốt, thịt bò, hành, ngò giúp giải cảm. Có thể kết hợp với chim bồ câu, đại táo, tía tô để tăng hiệu quả.
Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Nấm rơm ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng nó còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nên cần sử dụng thường xuyên và đúng cách để đạt được hiệu quả cao.