Đậu rồng chứa nhiều dưỡng chất, không những được sử dụng rộng rãi trong các món ăn, mà còn là vị thuốc mang lại nhiều lợi cho sức khoẻ như chữa suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, xương khớp, chống lão hóa da, phòng ngừa thiếu máu và ung thư
Cây Đậu rồng là gì?
Cây Đậu rồng
Cây Đậu rồng có tên gọi khác là Đỗ khế, Đậu xương rồng, Đậu khế, Đậu vuông. Danh pháp khoa học là Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Đậu rồng là thuộc dạng dây leo, thân thảo, sống nhiều năm, có rễ phình to thành củ, thân và cành có khía. Lá kép gồm có 3 lá chét, phiến lá chét có hình tam giác, đầu lá nhọn.
Cụm hoa mọc ở nách lá, có màu trắng hoặc màu lam tím. Quả có màu xanh nhạt hoặc vàng lục hình bốn cạnh, các cạnh có răng cưa. Hạt có dạng hình cầu hay hình trứng, hơi dẹt. Cây ra hoa vào tháng 9 đến tháng 11, có quả vào tháng 10 đến tháng 12. Đậu rồng là giống cây xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ và được trồng khá phổ biến ở Đông Nam Á.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Đậu rồng là Quả non, hạt, củ.
Thành phần hóa học của cây Đậu rồng
Quả Đậu rồng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Protein, Lipit, Protit, Gluxit, Chất xơ. Nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể gồm có Fe, Na, Ca, K, Se, Mg, P, Mn, Zn, Cu....Và gồm nhiều loại như axit aminhistidine, isoleucine, leucine, lysine, cystin, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Các loại Vitamin A, B, C.
Hạt Đậu rồng có chứa nhiều protein. Ngoài ra, hạt Đậu rồng còn chứa dầu béo; protid; lipid; glucid; nhiều loại acid amin khác như lysin, cystin, methionin; và khoáng chất calci có hàm lượng cao hơn so với các loại đậu khác như Đậu nành và lạc.
Củ Đậu rồng có chứa nhiều chất như tinh bột, đường, protid.
Công dụng của Đậu rồng đối với sức khoẻ
Theo y học cổ truyền
Trong Đông Y, Đậu rồng có tính mát, vị ngọt, bổ dưỡng, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy chướng bụng. Quả Đậu rồng có chứa nhiều protein và vitamin tốt cho sức khỏe. Được sử dụng quả non đem luộc hoặc xào chín để ăn trong những ngày ăn chay hoặc ăn hàng ngày.
Quả Đậu rồng tươi và khô
Theo Y Học Hiện Đại
Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Trong quả đậu rồng có hàm lượng magie cao, giúp thư giãn cơ trơn đường thở, cải thiện chức năng hô hấp và hỗ trợ kiểm soát cơn hen suyễn. Khi người bị hen suyễn ăn đậu rồng sẽ giúp giảm các cơn hen cấp, cơ phế quản được thư giãn và điều hòa nhịp độ của hơi thở.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch
Hàm lượng Kali chứa trong đậu rồng giúp ổn định nhịp tim, hạn chế oxy hóa thành mạch, giảm thiểu cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch trước nguy cơ đột quỵ, thiếu máu cơ tim, điều tiết insulin, hỗ trợ chuyển hóa glucose và cân bằng lượng đường trong máu.
Ngoài ra, trong quả đậu rồng có 2 chất dinh dưỡng quan trọn, là vitamin D và canxi giúp hạn chế sự xuất hiện của bệnh tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu do chúng có ảnh hưởng nhất định đến tuyến tụy – là cơ quan chịu trách nhiệm tiết insulin.Ăn quả đậu rồng giúp cân bằng chỉ số đường huyết và đây là loại thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ giảm cân, ngừa táo bón
Đậu rồng chứa ít calo và nhiều chất xơ, có tác dụng làm chậm lại sự hấp thu chất béo và chất đường, từ đó giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm cân ở người bị thừa cân, hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu và bị tiểu đường.
Chất xơ không hòa tan trong quả đậu rồng giúp có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, kích thích hệ tiêu hóa và làm tăng nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Ngăn ngừa các vấn về về mắt
Trong quả đậu rồng có chứa nhiều vitamin B1 có lợi cho mắt, giúp ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể...
Tăng cường miễn dịch, cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa
Trong đậu rồng chưa nhiều hàm lượng vitamin C, là chất chống oxy hóa, giúp tham gia vào quá trình hình thành collagen, tái tạo các mô liên kết giúp da luôn căng mịn, đàn hồi. Ngoài ra, trong quả đậu rồng có nhiều vitamin C và vitamin A, giúp tăng sức đề kháng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Bên cạnh đó chất kẽm trong quả đậu rồng giúp hàng rào đề kháng của cơ thể được tăng cường sức mạnh lên rất nhiều lần, giúp bạn ít bị ốm hay cảm mạo thông thường.
Tác dụng tốt cho sức khỏe thai phụ
Quả Đậu rồng là nguồn cung cấp nhiều loại acid amin, vitamin và khoáng chất dồi dào rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tăng khả năng nhận thức và phát triển của não bộ, phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh, tăng quá trình tổng hợp ADN của thai nhi. Protein do đậu rồng cung cấp còn giúp trẻ sinh ra sẽ được thừa hưởng nguồn sữa mẹ chất lượng hơn.
Quả đậu rồng chứa giàu hàm lượng protein, rất tốt cho phụ nữ sau sinh nên thêm vào thực đơn để tăng cường lượng protein trong sữa, hạn chế trẻ bị nhẹ cân do thiếu hụt protein.
Tác dụng tốt với bệnh viêm khớp
Hàm lương vitamin và khoáng chất dồi dào trong quả đậu rồng sẽ giúp nhanh chóng phục hồi các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bên trong quả đậu rồng có lượng lớn mangan giúp chống oxy hóa và giảm sưng viêm, kích thích sản xuất enzyme SOD SOD giúp giảm triệu chứng viêm khớp.
Tóm lại, quả Đậu rồng có vị ngọt, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong nhiều món ăn ngon khác nhau. Đậu rồng còn là vị thuốc được sử dụng trong Đông y với nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn và có hiệu quả, người bệnh cần tham khảo hướng dẫn của thầy thuốc trước khi dùng Đậu rồng trong phòng và chữa bệnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu
và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?