Lợi ích của cây Tràm liễu đối với sức khoẻ

Thứ sáu, 11/04/2025 | 15:33

Tràm liễu là dược liệu có nguồn gốc từ châu Úc được trồng rộng rãi để làm cảnh vì cho hoa màu đỏ đẹp rực rỡ.Tràm liễu còn mang lại nhiều giá trị trong y học với tác dụng khư phong, hóa đàm, tiêu viêm, chữa cảm sốt, ho, đau nhức xương khớp, sổ mũi

Cây Tràm liễu là gì?

tram1
Cây Tràm liễu

Cây Tràm liễu có tên gọi khác Tràm bông đỏ, Kiều nhụy, Kiều hùng, Tràm liễu đỏ, Liễu đỏ, Liễu tràm, Hồng thiên tầng. Danh pháp khoa học là Callistemon citrinus (Curtis) Skeels syn., Callistemon lanceolatus Sweet., Metrosideros citrina Curtis, thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Cây Tràm liễu là thuộc cây gỗ nhỡ, chiều cao 7–8 m. Thân có vỏ bong giống thân tràm, cành khá to, nhánh non có lông và thường hơi rũ xuống đất. Lá đơn, mọc so le, phiến lá thon, chiều rộng 1cm, dài 11cm, lúc non lá có lông và màu tươi, khi già lá có màu đậm, vò nhẹ lá có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu tràm.

Cụm hoa bông với phần đỉnh tiếp tục có lá như tràm, đài cao 3mm, nhị nhiều có chỉ nhị dài 12-25mm, hoa có màu đỏ, hoa nhiều tập trung ở đầu cành, hoa có hình dạng giống như đuôi sóc, xòe ra màu đỏ trông rất đẹp mắt. Quả nang, hình chuông, quả nhỏ dính vào nhau theo hình dạng của hoa ban đầu. Cây sinh trưởng trung bình ở vùng đất ẩm ướt và ưa sáng. Cây ra hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tràm liễu là Lá và cành nhỏ (Folium et Ramulus Callistemonis).

Thành phần hoá học chính của lá Tràm liễu chứa tinh dầu, chủ yếu là Cineol (eucalyptol), α-terpineol.

Tràm liễu có nguồn gốc xuất xứ từ Australia, bởi nhà thực vật học người Pháp vào năm 1802. Ở Việt Nam, Tràm liễu được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, vì ở những nơi đó có khí hậu thích hợp, vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Tràm liễu là loài cây có lá hoa đẹp, cành lá rũ xuống, tạo nên dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển như thiếu nữ. Tràm liễu được trồng làm cảnh thay thế hoàn hảo cho cây Liễu ở ven hồ, công viên, trường học, nhà hàng, ngay cả dọc các lối đi của các khu Resort, khuôn viên của các căn villa, biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp…cũng là nơi lựa chọn loài cây Tràm liễu để trang trí. Nhằm tôn lên vẻ đẹp mỹ quan, với những bông hoa liễu màu đỏ rực rỡ, tươi mới, dịu dàng, mềm mại, rủ xuống đem lại vẽ đẹp mắt nhẹ nhàng, tạo sức hút mọi ánh nhìn.

tram2
Hoa cây Tràm liễu

Công dụng của Tràm liễu đối với sức khoẻ

Theo Y Học Cổ Truyền

Lá cây Tràm Vị cay, chát, tính bình, tính ấm, có mùi thơm; Quy vào kinh Tâm. Cây Tràm Liễu được xem là cây dược liệu quý, có tác dụng tiêu đàm, giảm viêm, khư phong, lá được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho, đau nhức xương khớp, sổ mũi. Cành non và lá của cây được phơi khô, sắc nước uống thay chè xanh như một loại thuốc để uống để cải thiện tình trạng tiêu hóa, chướng bụng.

Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 3-9g lá dưới dạng thuốc sắc, lá tươi dùng nấu để xông. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị dược liệu khác.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Tràm liễu

Bài thuốc giúp tăng cường chức năng tiêu hóa

Cách thực hiện: Dùng 5 – 10g lá tươi, đem sắc uống trong ngày.

Bài thuốc chữa vết thương ngoài da

Cách thực hiện: Dùng lá tươi 5g, sắc lấy nước để đắp lên mụn nhọt, vết thương ngoài da giúp sát trùng, cầm máu và giảm sưng.

Bài thuốc chữa nổi mẩn ngứa trên da

Cách thực hiện:  Dùng cành tươi và lá tươi 10g. Đem sắc uống và nấu nước để tắm.

tram3
Lá cây Tràm liễu có chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm đặc trưng

Bài thuốc chữa ho, cảm sốt

Cách thực hiện: Dùng lá tươi 10g. Đem sắc uống và nấu nước xông tắm.

Bài thuốc chữa nghẹt mũi và sổ mũi

Cách thực hiện: Lá tràm liễu tươi, đem đun và cho thêm ít tinh dầu, dùng để xông khi bị cảm lạnh. Dùng 1 lần/ ngày và dùng liên tục trong 2 – 3 ngày là khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Cách thực hiện: 1 ít tinh dầu từ lá cây tràm liễu, đem xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp đau nhức.

Tóm lại, Cây tràm liễu là dược liệu tự nhiên và có độ an toàn cao khi sử dụng. Dược liệu này có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, sau khi sinh, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tràm liễu đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền với nhiều công dụng hiệu quả. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng cây Tràm liễu để chữa bệnh, người bệnh cần tham khảo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng cây Tràm liễu trong phòng và chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến