Lợi ích của Gừng dại tía đối với sức khoẻ

Thứ hai, 12/08/2024 | 15:17

Gừng dại tía là thảo dược được dùng làm thuốc trị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, vàng da, lỵ mạn tính, áp xe, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, tẩy giun cho trẻ em,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này nhé.!

Cây Gừng dại tía là gì?

01723450509.jpeg
Cây Gừng dại tía

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây Gừng dại tía có tên gọi khác là gừng đỏ, gừng tía, có tên khoa học là Zingiber purpureum Roscoe, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Gừng dại tía là loại cây thảo, cao 1,5 – 2m. Thân rễ hình thuôn, mặt cắt ruột màu vàng cam. Lá hình dải, không cuống, dài 20 – 40 cm, rộng 2 – 3,5 cm, gốc tù, đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có lông nhung.

Cụm hoa dạng nón thuôn, dài 10 – 15 cm, rộng 4 – 6 cm, hoa mọc ra từ thân rễ, cán hoa dài 20 – 40 cm, có bẹ dạng vảy và lông mềm bao quanh, hoa có lá đài màu đỏ, cánh hoa màu vàng. Quả nang hình tròn. Mùa hoa quả vào tháng 8 – 10.

Bộ phận dùng làm thuốc của Gừng tía là thân rễ.

Thành phần hóa học chính của thân rễ gừng dại tươi là tinh dầu (sabinen (34,68%), y – terpinen (9%), terpinelol (2,1%), α – pinen (2,5%), b- pinen, α – terpinen (4,8%), p – cymol (2,1%), β – pinen (2,1%) và myrcen (1,6%), sabinen, terpinolen, (3-4 dimetoxyphenyl) butadien (2-4).

Tinh dầu Gừng tía ở dạng sánh, mùi thơm, ở nhiệt độ thường kết tinh, cho tinh thể màu trắng đục, không tan trong nước lạnh, nhưng tan tốt trong nước ấm. Khi để lạnh tinh dầu gừng kết tinh lại và nổi lên trên bề mặt.

Những công dụng tuyệt vời của cây Gừng dại tía với sức khoẻ con người

Theo y học cổ truyền

Gừng dại tía có vị cay, đắng, tính ấm. Có tác dụng làm thông hơi, điều kinh hơi, nhuận tràng, cầm lỵ, làm săn da, điều kinh.

Nước sắc lá gừng tía và hạt tiêu dùng uống để chữa đau dạ dày. Nước sắc cây gừng tía được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Củ gừng tía được dùng làm thuốc tẩy giun cho trẻ em.

Nước sắc củ Gừng tía được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, gây trung tiện, trị tiêu chảy, vàng da, viêm tấy, thấp khớp, thâm tím, đụng giập, bàn chân tê cóng. Nấu nước cây gừng tía tắm trị sốt.

Gừng dại tía phối hợp với thuỷ xương bồ, riềng nếp và giấm dùng làm thuốc lọc máu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Củ gừng tía giã nát xoa lên bụng trị chuột rút, co cứng cơ. Dịch ép củ gừng tía được chế thành dạng thuốc xoa bóp, bôi để chữa áp xe.

11723450509.jpeg
Gừng tía giúp cải thiện các chứng đau nhức do viêm xương khớp

Theo Y học hiện đại                                      

Tinh dầu cất từ thân rễ gừng tía có tác dụng ức chế phù mạnh bàn chân chuột cống trắng gây bởi carragenin.

Tinh dầu gừng tía có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giãn phế quản, chống viêm do ức chế sinh tổng hợp prostaglandin, được dùng điều trị các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Hoạt chất curcumin được phân lập từ gừng tía có hoạt tính ức chế sự hoạt hoá virus Epstein – Barr, kháng khuẩn mạnh với một số chủng như Aspergillus fumigatus, Streptococcus Bacillus subtilis, Candida albicans, Salmonella typhimụrium TisTR 292, Salmonella enteridis DMST 17368, Escherichia coli 0157, Campylobacter jejuni, DMST 15190 và Clostridium perfringens DMST 15191, và 10 loài Salmonella khác.

Tinh dầu gừng dại tía được sử dụng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Cao chiết cây gừng dại tía có hoạt tính độc hại trên các dòng tế bào ung thư phổi (A549), kết tràng (Col 2) và dạ dày (SNU – 638) của người.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ gừng dại tía

Bài thuốc chữa cảm lạnh

Chuẩn bị: Lấy thân củ gừng dại 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, vắt lấy nước uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 2 ngày.

Bài thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng

Chuẩn bị: Lấy thân rễ gừng dại tươi 50g, xắt mỏng, cho vào 650ml rượu trắng, ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 1 lần 20ml, uống trước bữa ăn. Không dùng cho những người mắc bệnh gan mạn tính.

Bài thuốc chữa chứng tê chân do lạnh

Chuẩn bị: Dùng củ gừng dại tía giã nhỏ, cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.

Bài thuốc chữa hôi nách

Chuẩn bị: Củ Gừng dại tía khô 20g, long não 4g. Gừng dại tán thành bột mịn cùng với long não, trộn đều. Mỗi ngày xoa bột này vào nách hai lần sau khi đã rửa sạch sẽ.

Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm gan mạn tính

Chuẩn bị: Gừng dại tía tươi 100g, rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, cho nước sắc ra. Tiếp tục thêm 400ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml, trộn 2 nước sắc với nhau, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục một liệu trình 3 tuần.

Tóm lại, Cây Gừng dại tía là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng thảo dược có hiệu quả, an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của của chuyên gia y tế trước khi sử dụng Cây Gừng tía trong phòng và chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến