Lợi ích của Hoa dã quỳ đối với sức khoẻ

Thứ bảy, 05/04/2025 | 14:31

Hoa dã quỳ là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, chữa bệnh vàng da, bong gân, gãy xương, các vết bầm thâm tím, và một số bệnh ngoài da,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của thảo dược này nhé

Hoa dã quỳ là gì?

da quy 1
Cây Hoa dã quỳ

Cây Hoa dã quỳ có tên gọi khác là Hướng dương dại, Sơn quỳ, Quỳ, Cúc quỳ. Danh pháp khoa học là Tithonia diversifolia (Hemsl.) A. Gray, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Cây Hoa dã quỳ thuộc dạng cây bụi, cao khoảng 2 đến 5 mét, sống hàng năm, thân cây có lông sát, phân cành nhiều. Lá hình bầu dục thuôn, phiến lá xẻ thùy, mép có răng cưa nhỏ, hai mặt của lá phủ một lớp lông ngắn và cả lông tuyến.

Cụm hoa mọc thành đầu ở ngọn, hoa có mùi thơm, lá bắc có 3-4 hàng cao đến 2cm, hoa ở mép có dạng hình lưỡi, có màu vàng tươi. Quả dạng quả bế, có 2 răng cứng ở đỉnh.

Hoa Dã quỳ có nguồn gốc từ Mexico và một số vùng của Châu Phi, Úc, Châu Á, Bắc Mỹ, xuất hiện ở các nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lâm Đồng, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Nghệ An, Kon Tum, Đắk, Lắk, Hà Giang, Sơn La, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nam.

Hoa dã quỳ có 3 màu bao gồm Dã quỳ vàng, Dã quỳ đỏ và Dã quỳ trắng. Trong đó, hoa dã quỳ vàng là loài phổ biến và được sử dụng trong y học.

Hoa dã quỳ có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có thể mọc được ở những nơi khô cằn, đất nghèo dinh dưỡng, chính vì vậy hoa Dã quỳ tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, ý chí kiên cường vượt qua được mọi khó khăn, hoa mang vẻ đẹp hoang dã, màu vàng rực rỡ.

Hiện nay, Hoa dã quỳ được trồng ở rất nhiều nơi trong đó Đà Lạt là tỉnh được mệnh danh là xứ sở của hoa dã quỳ. Ngoài ra, ở miền bắc, Mộc Châu (Sơn La) và Ba Vì (Hà Nội) cũng là những nơi mà giới trẻ đang săn lùng hoa dã quỳ.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hoa dã quỳ là Lá.

Thành phần hóa học của lá cây hoa dã quỳ là Tannin, Saponin, Flavonoid và terpenoid, Protein thô, chất xơ thô và chất béo.

da quy 2
Lá và hoa của cây Hoa dã quỳ

Công dụng của Hoa dã quỳ đối với sức khoẻ

Theo Y Học Cổ Truyền

Lá cây Hoa dã quỳ có vị cay, tính nóng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chống virus, chống ung thư. Dã quỳ được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường, tiêu chảy, đau bụng kinh, sốt rét, tụ máu, các bệnh về gan như viêm gan, u gan, viêm dạ dày ruột cấp tính, trị mụn nhọt, mụn lở, ung sang, làm lành vết thương, dùng xát ngoài da bị ghẻ, sưng độc, mẫn ngứa, chống ngộ độc, các vết thâm ngoài da, gãy xương, bong gân, nấm chân tay.

Theo Y Học Hiện Đại

Tác dụng chống viêm

Chiết xuất ethanol từ lá cây hoa Dã quỳ có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sản xuất cytokine và NO, và tác dụng đối với sự vận chuyển của bạch cầu trung tính từ máu đến mô bị viêm và tác dụng đối với quá trình tiết chất trung gian hóa học có nguồn gốc từ tế bào, phục hồi tình trạng viêm và cơn đau do viêm.

Tác dụng bảo vệ gan

Chiết xuất nước lá cây Dã quỳ có tác dụng giải độc gan, bảo vệ tế bào gan, chống lại tổn thương gan do ethanol gây ra một phần là do tác dụng chống oxy hóa.

Tác dụng kháng virus, chống nấm

Chiết xuất lá cây Hoa dã quỳ có hoạt tính kháng virus HIV, kháng nấm, chống ung thư. Được sử dụng điều trị bệnh HIV/AIDS phát sốt, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.

da quy 3
Lá cây Hoa dã quỳ có tác dụng chống viêm

Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ Hoa dã quỳ

Bài thuốc chữa HIV/AISD phát sốt, đau bụng, tiêu chảy

Cách thực hiện: Lá cây Hoa dã quỳ 15g, Hoàng cầm 15g, Kê nhãn thảo 30g, Tử hoa địa đinh 30g, Chua me đất hoa vàng 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Diếp cá 30g. Đem tất cả vị thuốc sắc chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa HIV/AISD, trên da nổi mụn, chảy nước, chảy mủ

Cách thực hiện: Lá cây Hoa dã quỳ 15g, vỏ rễ Xoan 15g, Cúc hoa vàng 15g. Đem tất cả các vị thuốc nấu lấy nước rửa các chỗ đau. Đồng thời lấy lá Hướng dương dại, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, Dây kim ngân, tất cả đều 15g. Sắc uống.

Bài thuốc chữa ghẻ lỡ, mẩn ngứa

Cách thực hiện: Lá và ngọn của dã quỳ tươi, rửa sạch, thêm chút muối và nước vào đun sôi, dùng nước này ngâm những vị trí bị nổi mẩn ngứa, ghẻ lỡ. Ngâm liên tục 2 lần mỗi ngày, khi giảm ngứa rồi thì có thể ngâm 1 lần/ngày. Nếu trẻ bị ngứa toàn thân, dùng nước nấu lá hoa dã quỳ để tắm cho trẻ liên tiếp trong 3 đến 7 ngày sẽ có hiệu quả.

Tóm lại, Hoa dã quỳ không chỉ sở hữu vẻ đẹp đầy cuốn hút mà còn có vô vàn công dụng tuyệt vời dành tặng cho con người, hoa dã quỳ là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y với có nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn, hiệu quả, người dùng cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ đông y trước khi sử dụng Hoa dã quỳ trong phòng và chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Lợi ích của Hoa dã quỳ đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa dã quỳ đối với sức khoẻ

Hoa dã quỳ là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, chữa bệnh vàng da, bong gân, gãy xương, các vết bầm thâm tím, và một số bệnh ngoài da,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của thảo dược này nhé
Lời khuyên khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

Lời khuyên khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

Để thuốc giảm đau dạ dày phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc, lạm dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Hương thảo là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có hương thảo có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, phá ứ huyết, lợi mật, giảm viêm, được dùng để chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mất ngủ, đau nửa đầu,…
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DẠNG VITAMIN B6

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DẠNG VITAMIN B6

Vitamin B6 có nhiều dạng khác nhau trong tự nhiên và sản phẩm bổ sung. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các dạng vitamin B6 giúp bạn chọn lựa nguồn bổ sung phù hợp nhất với nhu cầu sức khỏe của mình.
Đăng ký trực tuyến