Hoa dẻ là vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa đầy bụng, ho đờm,mụn nhọt, đau nhức, tê thấp,…Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của dược liệu này nhé.!
Hoa dẻ là vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa đầy bụng, ho đờm,mụn nhọt, đau nhức, tê thấp,…Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của dược liệu này nhé.!
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây Hoa dẻ có tên gọi khác là Nối Côi, cây Dẻ, Hoàng Chỉ. Danh pháp khoa học là Desmos chinensis Lour., thuộc họ Na - Annoacease.
Cây Hoa Dẻ thuộc dạng cây bụi, sống lâu năm, thân leo, cao trung bình từ 1-3 m. Thân và cành có phủ lông màu trắng hơi nhạt khi còn non. Lá cay hoa dẻ mọc so le, hình mác thuôn dài. Phần trên của mặt lá nhẵn, mặt dưới có phủ lông tơ màu vàng. Cuống lá ngắn, có lông trên cuống.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có màu xanh vàng, có mùi thơm. Lá đài có dạng hình tam giác. Nhiều nhị và lá noãn. Quả hoa dẻ có dạng hình chuỗi dài, mỗi quả có 1-4 hạt. Mùa hoa vào khoảng tháng 4 - 6 hàng năm.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hoa dẻ là hoa, lá và rễ. Hoa thường được thu hoạch vào mùa hè, khi nở hoa lần đầu tiên. Hoa được đem phơi khô nhẹ để giữ được hương thơm. Rễ thu hoạch khi cây trưởng thành để có lượng hoạt chất dồi dào hơn. Rễ được rửa sạch đất cát, sau đó thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng tiếp. Lá được thu hoạch quanh năm. Bảo quản các bộ phận dùng làm thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Các thành phần hóa học trong hoa cây hoa dẻ là 5-methoxy-7-hydroxy-flavanon và 8-formyl-2,5,7-trihydroxy-6-methyl-flavanon. Rễ cây hoa dẻ có các thành phần hóa học là 4,7-dihydroxy-5-methoxy-6-methyl-8-formyl flavon và 5,7-dihydroxyl-6,8-dimethyl-dihydroflavonol.
Theo Y Học Cổ Truyền
Rễ cây hoa dẻ có vị cay, tính ấm. Tác dụng làm mạnh tỳ vị, giảm đau, lợi thấp. Hoa Dẻ được sử dụng để chữa đầy bụng, ho đờm, đau nhức, tê thấp, chữa kiết lỵ, chóng mặt, phụ nữ sau sinh bị chóng mặt. Liều dùng được khuyến cáo là 20-40g rễ cây khô, sắc với nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Nước hãm từ cây hoa dẻ còn có tác dụng an thần.
Theo Y Học Hiện Đại
Nước sắc cây hoa dẻ có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn. Được sử dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, trướng bụng, đau dạ dày, sốt rét, chứng đẻ khó ở phụ nữ.
Nước sắc cây hoa dẻ còn chữa đau bụng thống kinh, xuất huyết trước khi sinh, tác dụng tốt với chứng đau nhức xương, phù thũng, viêm thận.
Dùng ngoài cây hoa dẻ chữa trị đau nhức do đòn ngã tổn thương.
Liều dùng từ 10 – 15g hoa dẻ khô, dạng thuốc sắc, ó thể kết hợp với các vị thuốc khác, điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với tình trạng người bệnh để nâng cao công dụng chữa bệnh.
Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức
Cách thực hiện: 80g rễ Hoa Dẻ, 80g rễ Gắm, 80g Rễ Bưởi Bung, 80g rễ Rung Rúc, 80g vỏ thân Ngũ Gia Bì Chân Chim, 40g rễ Tầm Xuân, 40g rễ Cỏ Xước, 40g rễ Bướm Bạc, 40g rễ Sâm Nam, 40g rễ Ô Dược, 40g rễ Tầm Gửi cây Dâu, 20g rễ Chỉ Thiên, 20g rễ cả cây Cỏ Roi Ngựa. Đem các vị thuốc trên thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng trong bình thuỷ tinh, ngâm ít nhất 30 ngày. Mỗi lần dùng 10 – 15ml uống trực tiếp, ngày uống 2 lần.
Bài thuốc chữa ăn phải nấm độc, mụn nhọt
Cách thực hiện: 30g rễ Hoa Dẻ, 30g Kim Ngân Hoa. Đem các vị thuốc sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc an thần, chữa mất ngủ
Cách thực hiện: 16g hoa dẻ khô hãm chung với khoảng 200ml nước sôi như hãm trà. Ngày uống 2 lần trước khi đi ngủ.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, ngộ độc
Cách thực hiện: 30g rễ hoa dẻ, 30g kim ngân hoa. Đem hai vị thuốc trên sắc với 400ml với lửa nhỏ thu lấy khoảng 100ml nước thuốc. Chia 3 lần uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang.
Tóm lại, Hoo dẻ là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y với có nhiều công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn, hiệu quả, người dùng cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ đông y trước khi sử dụng Hoa dẻ trong phòng và chữa bệnh.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur