LỢI ÍCH TỪ ĐẢNG SÂM

Thứ sáu, 20/10/2023 | 15:51

Đảng sâm, thường được gọi là "nhân sâm của người nghèo," bởi thành phần trong đảng sâm có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tương tự như nhân sâm.

Dược liệu này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Ngân đằng, Cây đùi gà, Bạch đảng sâm, Lộ đảng sâm, Đông đảng sâm, Tây đảng sâm, Điều đảng sâm, Tác dụng của Đảng sâm giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, giảm mệt mỏi, thận hư yếu, đau lưng và mỏi gối,…

Đặc điểm tên khoa học: Campanumoea javanica Blume. họ Hoa chuông (Campanulaceae).

01697791926.jpeg

Rễ Đảng sâm chứa saponin và một số hoạt chất khác

Một vài nét về đặc điểm thực vật của Đảng Sâm

Đảng sâm thuộc thân cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn hoặc mọc lan dưới đất. Rễ dược liệu Đảng sâm có dạng hình trụ dài, đường kính rễ khoảng 2 cm, có phân nhánh, đầu rễ hơi phình to, với nhiều vết sẹo lồi. Rễ cây được đào sâu khoảng 0.7 mét và cần được bảo quản khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm ướt và mốc.

Thời điểm thu hoạch đẳng sâm thường vào mùa đông hoặc đầu xuân, khi lá cây đã úa và rụng nhiều hoặc trước khi cây đẳng sâm bắt đầu nảy lộc.

Thân màu lục nhạt hoặc hơi tím.

Lá của cây có màu hơi vàng xanh, có dạng hình trứng tròn với đỉnh lá nhọn, phủ lớp lông nhung ở cả bề mặt và mặt dưới, hơi có răng cưa ở mép lá.

Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, có tràng hoa hình chuông, hoa màu trắng hay hơi vàng, ở họng hoa có vân tím.

Quả nang, hình cầu có 5 cạnh mở, khi chín màu tím hoặc tím đỏ, hạt nhiều.

Toàn cây có nhựa mủ trắng.

Hoa thường được thu hái vào khoảng tháng 10 đến tháng 11.

Quả thường được thu hái vào khoảng tháng 12 đến tháng 2.

Chi Campanumoea phân bố chủ yếu từ đông Himalaya đến Nhật Bản. Ở Việt Nam, Đảng sâm có ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến Đảng sâm:

Rễ (Radix Campanumoeae), có dạng hình trụ dài, có lúc được phân nhánh, đường kính khoảng 2 cm, rễ có màu vàng nâu hơi nhạt, trên rễ xuất hiện các gạch dọc ngang, thịt rễ có màu trắng hơi ngà, vị ngọt nhẹ.

Rễ thường được thu hái vào mùa đông, loại bỏ và rửa sạch đất, đầu rễ được cắt bỏ và cắt bỏ cả rễ con, phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ thấp đến hơi khô, làm cho mềm, sau đó phơi sấy nhẹ cho dến khi khô hẳn.

Hoặc trước khi sử dụng, đẳng sâm thường được bào mỏng và tẩm nước gừng để giảm tính hàn

Thành phần hóa học: Rễ đảng sâm có saponin, đường, chất béo và acid amin, inulin, glucose, alkaloid, tangshenoside, choline, fructose, sucrose,…

Tính (khí) vị: Theo Đông y Đảng sâm có vị ngọt, tính bình.

11697791926.jpeg

Đảng sâm dược liệu có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường sức khỏe

Tác dụng – công dụng và cách dùng của Đảng sâm

Theo y học cổ truyền:

Đảng sâm có tác dụng bổ trung, ích khí, thanh phế, sinh tân chỉ khát, trừ phiền khát.

Được sử dụng chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, thiếu máu, cơ thể suy nhược. Có thể được sử dụng trong việc điều trị các bệnh như bạch huyết, rối loạn tủy tạng, thiếu máu mạn tính, tiêu chảy kéo dài, suyễn, rối loạn nội tiết, lao, xuất huyết, và sốt cao,…

Dược liệu còn được dùng cho trường hợp băng huyết, rong huyết, sa tử cung, da vàng, bạch cầu tăng, viêm thận, nước tiểu có lẫn albumin,…

Theo y học hiện đại:

Đảng sâm giúp cơ thể chống mệt mỏi, tăng trương lực, tăng cường độ co bóp và bảo vệ chống loét niêm mạc ở dạ dày.

Dược liệu Đảng sâm còn tác động làm tăng cường co bóp cơ tim, tăng áp và lưu lượng máu đến cho não, nội tạng và các chi.

Đảng sâm làm tăng đường huyết, tăng hồng cầu và giảm số lượng bạch cầu. Giúp giảm ho, long đờm và chống viêm và giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch.

Gây phát triển nội mạc tử cung kiểu progesterol mức độ nhẹ, gây tăng trương lực cổ tử cung, tăng tiết sữa ở súc vật mẹ cho con bú.

Tác dụng điều hòa và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột. Ngoài ra còn có thêm tác dụng kích thích miễn dịch.

Đảng sâm thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, hoặc bột tán.

Chú ý: Không dùng chung với Lê lô (hoa hiện).

Một vài bài thuốc sử dụng Đảng sâm:

  • Chữa loét miệng ở trẻ nhỏ: Lấy 40 gam Đảng sâm kết hợp với 20 gam Hoàng bá. Tất cả các dược liệu đem nghiền tán thành bột, bôi lên vùng lở loét.
  • Chữa suy nhược thần kinh: Lấy 12 gam Đảng sâm kết hợp với Mạch môn 12 gam, ngũ vị tử 8 gam. Tất cả dược liệu cho vào ấm sắc và uống trực tiếp.
  • Chữa huyết áp thấp: Lấy 16 gam Đảng sâm phối hợp với Hoàng tinh 12 gam, cam thảo 6 gam, nhục quế 10 gam, đại táo 10 quả. Tất cả dược liệu đem sắc và mỗi ngày uống 1 thang.
  • Chữa suy nhược cơ thể, ho và hư lao: Lấy 16 gam Đảng sâm kết hợp với Hoài sơn 12 gam, cam thảo 2 gam, khoản đông hoa 6 gam, ý dĩ nhân 6 gam và xa tiền tử 6 gam. Tất cả dược liệu trên cho vào ấm sắc và sắc lấy nước, chia 3 lần uống hết trong ngày.
  • Chữa xuất huyết tử cung: Lấy khoảng 60 gam Đảng sâm. Cho vào ấm sắc, đem sắc và uống mỗi ngày 2 lần và sử dụng trong 5 ngày liên tục trong chu kỳ kinh nguyệt.

Một vài lưu ý khi sử dụng dược liệu Đảng sâm:

Không nên phối hợp Đảng sâm với các loại dược liệu khác thuộc họ Hắc.

Nên sử dụng dược liệu Đảng sâm theo đúng liều lượng được chỉ định, không nên dùng quá liều, để hạn chế các tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cần kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và ngủ hợp lý với việc sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tốt.

Không nên sử dụng Đảng sâm cho đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú và cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào ở trên để đạt hiệu quả điều trị cao.

Đây là những thông tin quan trọng về đẳng sâm mà bạn nên xem xét trước khi sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của bạn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến và hiệu quả

Thuốc trị tiêu chảy là giải pháp hiệu quả giúp nhanh chóng kiểm soát tiêu chảy, ngăn ngừa mất nước và điện giải, đồng thời bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến được sử dụng.
Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Những loại thuốc phổ biến trong điều trị chàm da

Chàm da là bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, liên quan đến cơ địa và thời tiết. Đây là bệnh khó chữa, nếu không được điều trị đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc chọn thuốc điều trị phù hợp là rất quan trọng.
6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

6 cách giải độc gan đơn giản và hiệu quả

Gan có chức năng chính là đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Việc làm sạch và giải độc gan là giúp gan khoẻ mạnh, tăng cường chức năng thải độc gan và tránh các bệnh lý về gan như rối loạn chức năng gan, suy gan, viêm gan, ung thư gan.
Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím – Vị thuốc có tác dụng hành khí, kích thích tiêu hóa

Cây Sa nhân tím, loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, được biết đến với vị cay, tính ấm, có nhiều tác dụng hữu ích trong y học cổ truyền. Dược liệu này được sử dụng để hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, và kích thích quá trình tiêu hóa.
Đăng ký trực tuyến