Để thuốc giảm đau dạ dày phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc, lạm dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Để thuốc giảm đau dạ dày phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc, lạm dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh dạ dày không chỉ gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí ung thư dạ dày. Vì vậy, không nên chủ quan khi mắc phải chứng đau dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, trong đó chế độ ăn uống không lành mạnh (như bỏ bữa, ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,...) và thói quen sinh hoạt không khoa học (như thức khuya, thiếu ngủ,...) là những yếu tố phổ biến. Thêm vào đó, căng thẳng và áp lực trong công việc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:
Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau dạ dày bạn có thể tham khảo:
Nhóm thuốc ức chế bơm proton:
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thuốc này giúp giảm đau thượng vị, ợ nóng và đầy bụng, kiểm soát axit dạ dày. Sử dụng vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng một giờ. Các thuốc như Nexium, Dexilant, Aciphex,... có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, nhưng hiếm gặp.
Nhóm thuốc kháng axit:
Giảm triệu chứng ợ nóng và khó tiêu do dư thừa axit. Một số thuốc như Magnesia, Mylanta, Pepto-Bismol,... Nên nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt để có tác dụng nhanh chóng. Lạm dụng thuốc có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Thuốc ức chế thụ thể H2:
Kiểm soát axit dạ dày, giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày và tá tràng, buồn nôn, ợ nóng. Một số thuốc như ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid)... Có thể kết hợp với thuốc kháng axit để tăng hiệu quả. Tác dụng phụ có thể là tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur