Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng để đảm bảo sức khỏe

Thứ sáu, 21/03/2025 | 09:24

Đau răng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, thói quen ăn uống và thậm chí tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau răng để khắc phục tình trạng này.

01742524159.jpeg
Đau răng gây cảm giác khó chịu

Nguyên nhân gây ra đau răng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các vấn đề bệnh lý, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

  • Sâu răng: Nguyên nhân phổ biến nhất, xảy ra khi vi khuẩn tấn công men răng, tạo lỗ hổng ở chân răng, gây đau nhức dữ dội.
  • Nứt răng: Do nhai mạnh, sử dụng răng giả không đúng cách hoặc chấn thương, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây đau răng.
  • Viêm lợi: Tình trạng sưng viêm lợi có thể khiến chân răng đau nhức, kèm theo mùi hôi miệng.
  • Mọc răng khôn: Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm hoặc đâm vào nướu, răng bên cạnh, có thể gây đau kéo dài với nhiều mức độ khác nhau.
  • Mòn cổ chân răng: Đánh răng sai cách hoặc dùng bàn chải cứng có thể làm mòn vùng răng sát nướu, dẫn đến lộ chân răng, gây ê buốt khi ăn uống hoặc chải răng.
  • Căng thẳng, stress: Gây áp lực lên cơ hàm, dẫn đến đau răng.
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Thiếu vitamin C, A, D3, canxi,… có thể gây chảy máu chân răng, làm răng yếu và giảm khoáng hóa men răng, dẫn đến đau răng.

Xác định chính xác nguyên nhân đau răng là bước quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp giải quyết hiệu quả và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng tiến triển.

Các loại thuốc điều trị đau răng phổ biến

Người bệnh cần xác định nguyên nhân gây đau răng để có hướng điều trị phù hợp, kết hợp với các loại thuốc giảm đau răng được đề cập dưới đây:

Paracetamol

Đây là loại thuốc giảm đau phổ biến, giúp giảm sưng viêm nhanh chóng. Paracetamol được bán rộng rãi tại các nhà thuốc và có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thuốc chống nhiễm khuẩn

11742524159.jpeg
Các loại thuốc trị đau răng phổ biến

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các loại thuốc như Clindamycin, Amoxicillin… thường được chỉ định khi đau răng do viêm nhiễm. Chúng giúp kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn, hỗ trợ quá trình điều trị.

Nước súc miệng và gel giảm đau

Các sản phẩm này tác động trực tiếp lên vùng răng đau, giúp giảm sưng và giảm đau tại chỗ một cách hiệu quả.

Thuốc giảm đau nhóm Opioid

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ, vì vậy chỉ được sử dụng khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Các thuốc như Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam… có tác dụng giảm đau nhanh, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp đau răng do áp lực xoang, bệnh về nướu hoặc sâu răng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ đối với người mắc bệnh tiêu hóa, tim mạch hoặc phụ nữ mang thai, nên cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc gây tê tại chỗ

Có nhiều dạng bào chế như xịt, dung dịch, gel… giúp giảm đau tức thì. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và cần sử dụng nhiều lần. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như dị ứng, sốc phản vệ, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc gây tê tại chỗ trong thời gian dài, răng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tiêu chân răng, giảm tuổi thọ răng và tăng nguy cơ răng lung lay. Vì vậy, cần sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau răng

Việc sử dụng thuốc giảm đau răng cần thận trọng và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng:

  • Giới hạn của thuốc: Thuốc giảm đau răng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu hay mọc răng khôn.
  • Tuân thủ liều lượng: Cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo liều dùng phù hợp.
  • Chăm sóc răng miệng: Duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tránh lạm dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc quá thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, thậm chí phải tăng liều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng thuốc đau răng an toàn và hiệu quả. Khi có dấu hiệu đau răng, tốt nhất nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau răng
Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, các bệnh lý thứ phát do viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay cả sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể đối mặt với những di chứng kéo dài.
Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Mặc dù có kích thước nhỏ bé, nhưng kiến ba khoang có thể gây ra không ít phiền toái khi tiếp xúc phải. Nhiều người thắc mắc nên bôi thuốc gì khi bị kiến ba khoang cắn để điều trị hiệu quả.
Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai nội tiết là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ nữ hiện đại nhờ tính hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, dù đã được cải tiến về độ an toàn, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ.
ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

Do triệu chứng ALS khởi phát chậm và tiến triển từ từ, việc phát hiện ban đầu gặp khó khăn. Chẩn đoán cần loại trừ nhiều bệnh tương tự nên thường mất thời gian mới xác định chính xác.
Đăng ký trực tuyến