Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

Thứ hai, 22/04/2024 | 16:17

Thuốc Serratiopeptidase được các chuyên gia y tế sử dụng cho người bệnh để giảm viêm trong các bệnh lý viêm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm xoang, viêm răng lợi,…Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và các tác dụng không mong muốn của thuốc này.

Thuốc Serratiopeptidase gì?

Thuốc Serratiopeptidase giúp cải thiện các tình trạng viêm
Thuốc Serratiopeptidase giúp cải thiện các tình trạng viêm

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Serratiopeptidase (hay gọi là Serrapeptase) là một enzyme phân giải protein được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý viêm trên lâm sàng. Serratiopeptidase có tác dụng giảm viêm, chống phù nề và tiêu sợi huyết liên quan đến sau chấn thương hoặc phẫu thuật, suy tĩnh mạch mạn tính hay nhiễm trùng bằng đường uống.

Serratiopeptidase làm tăng tính hấp thu của các thuốc khác khi dùng đồng thời, đặc biệt là thuốc kháng sinh nhờ tác dụng chống viêm theo cơ chế enzyme. Serratiopeptidase còn có tác dụng thúc đẩy sự xâm nhập hoá chất trị liệu và thuốc kháng sinh vào các mô; đồng thời thúc đẩy tiêu đàm và khạc đàm mủ.

Thuốc Serratiopeptidase được sử dụng cho những trường hợp nào?

Thuốc Serratiopeptidase được sử dụng cho tất cả các tình trạng viêm, phù nề sau:

Tình trạng thường liên quan đến viêm, đau và sưng phù nề bao gồm đau lưng, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, đau cơ xơ hóa, hội chứng ống cổ tay, đau nửa đầu, nhức đầu căng thẳng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm họng, áp xe ổ răng, viêm tai, sưng sau khi phẫu thuật, sưng tĩnh mạch với đông máu (huyết khối) và bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Một số tình trạng của bệnh tim và xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch).

Phụ nữ bị sưng vú không ung thư (bệnh xơ vú), viêm tuyến vú và để giảm đau khi cho con bú do có quá nhiều sữa (ứ căng sữa mẹ).

Các tình trạng viêm, đau trong bệnh đái tháo đường, loét chân, bệnh hen suyễn và tích tụ mủ (mủ màng phổi).

Giảm bài xuất đờm ở bệnh nhân hen phế quản, viêm phế quản, lao phổi,…

 Lưu ý sử dụng đúng cách thuốc Serratiopeptidase?

Thuốc Serratiopeptidase dạng viên nén được dùng đường uống với nước sau khi ăn, không dùng với những chất lỏng khác như sữa, cà phê, bia, rượu,… Đồng thời không nghiền nát viên hoặc bẻ viên thuốc khi sử dụng.

Liều dùng thuốc dựa trên tình trạng bệnh lý, điều kiện sức khỏe của người bệnh. Cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ kê đơn. Dưới đây là liều dùng tham khảo được chuyên gia khuyến cáo.

Liều dùng cho người lớn là 10 mg/lần x 3 lần/ngày (liều tối đa là 60 mg/ngày) uống 2 giờ sau bữa ăn.Thời gian điều trị lên tới 1 tuần khi dùng chống viêm và lên đến 4 tuần khi dùng như một tác nhân tiêu chất nhầy.

Liều dùng giảm sưng bên trong má sau khi phẫu thuật xoang: uống 1 viên 10mg/lần x 3 lần trước khi phẫu thuật, một lần vào buổi tối sau khi phẫu thuật và sau đó 3 lần/ngày trong 5 ngày sau phẫu thuật.

Lưu ý chỉ sử dụng thuốc Serratiopeptidase cho trẻ nhỏ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc Serratiopeptidase?

Người quá mẫn với Serratiopeptidase hoặc bất cứ thành phần nào trong thuốc.

Phụ nữ có thai.

Phu nữ cho con bú.

Thận trọng với bệnh nhân bị rối loạn đông máu, hoặc đang sử dụng thuốc ngưng tập tiểu cầu cần thận trọng khi dùng Serratiopeptidase. Vì có thể làm cho rối loạn chảy máu trầm trọng hơn. Nếu người bệnh bị rối loạn chảy máu, hãy liên hệ với bác sĩ trước khi sử dụng Serratiopeptidase.

Serratiopeptidase có thể làm tăng chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Nên ngừng sử dụng thuốc Serratiopeptidase ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng, suy thận nặng. Vì có thể tích gây lũy thuốc và có nguy cơ xảy ra những tác dụng không mong muốn. Cần giảm liều khi sử dụng Serratiopeptidase cho các đối tượng bệnh nhân này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng

Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc Serratiopeptidase?

Tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, biếng ăn, dị ứng hay nổi mẩn đỏ trên da, xuất huyết (hiếm gặp).

Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc Serratiopeptidase?

Rượu, bia: Sử dụng đồng thời với Serratiopeptidase có thể làm tăng độc tính lên gan và làm phát sinh một số tác dụng ngoại ý.

Thuốc chống đông máu (aspirin, clopidogrel): Dùng đồng thời với Serratiopeptidase, làm tăng tác dụng chống đông và có thể gây chảy máu kéo dài. Cần hiệu chỉnh liều nếu cần thiết phải dùng chung

Tóm lại, thuốc Serratiopeptidase được sử dụng phổ biến trên lâm sàng với các dụng giảm viêm, giảm sưng , giảm phù nề. Người bệnh cần tham khảo ý kiến và dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ để đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong điều trị. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Aminosid

 Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Aminosid

Aminosid là nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định cho người bệnh sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nặng trên các loại vi khuẩn gram dương và âm trên lâm sàng. Tuy nhiên nhóm thuốc Aminosid có khoảng điều trị hẹp và gây độc tính trên thận và thính giác nên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt về chỉ định, liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bạch đầu ông – Vị thuốc dân dã chữa trị nhiều bệnh

Bạch đầu ông – Vị thuốc dân dã chữa trị nhiều bệnh

Trong mùa đông lạnh giá, nhiều người phải đối mặt với ho, sổ mũi và cảm lạnh. Bạch đầu ông có khả năng ức chế vi khuẩn và amip, thường được dùng để trị các bệnh như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm gan cấp, viêm ruột và tiêu chảy.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị cao huyết áp

Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị cao huyết áp

Thuốc chẹn kênh canxi được chỉ định sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực. Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng nhóm thuốc này.
Bệnh sỏi thận : Tổng quan và thông tin cần thiết

Bệnh sỏi thận : Tổng quan và thông tin cần thiết

Bệnh sỏi thận là một bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, sỏi thận là gì và làm thế nào để nhận biết bạn đã mắc phải bệnh này?
Đăng ký trực tuyến