Thuốc chẹn beta được chỉ định sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, suy tim. Tuy nhiên, cần lưu ý cách dùng và những tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc chẹn beta được chỉ định sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, suy tim. Tuy nhiên, cần lưu ý cách dùng và những tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc này.
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thuốc chẹn beta hay gọi là thuốc ức chế beta hay thuốc beta blocker. Thuốc chẹn beta có tác dụng giãn mạch thông qua ức chế thụ thể beta adrenergic của tế bào thần kinh giao cảm, dẫn đến làm chậm nhịp tim do làm giảm lực co bóp cơ tim, dẫn đến giảm nhu cầu oxy của tim, giúp cải thiện chứng đau thắt ngực. Tác dụng làm giãn mạch máu, giúp hạ huyết áp, co thắt phế quản. Trong đó, thụ thể beta-1 (B1) adrenergic có nhiều trên tim, mắt và thận. Thụ thể beta-2 ( B2) có nhiều trên phổi, phế quản, cơ trơn mạch máu, cơ xương khớp và tiêu hóa.
Gồm Metoprolol, Bisoprolol, Atenolol. Tác dụng hạ huyết áp nhanh hơn do giảm tiết renin giảm giữ muốn nước, giảm thể tích tuần hoàn, làm giảm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim.
Gồm propranolol, nadolol, timolol. Tác dụng vừa chẹn beta-1 làm hạ huyết áp, vừa chẹn beta-2 dẫn đến giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, làm hạ huyết áp nên tác dụng hạ huyết áp ở mức trung bình, nhưng ít làm chậm nhịp tim, ít sử dụng cho các chỉ định tim mạch. Chỉ định chính trong giãn tĩnh mạch thực quản, dự phòng đau nửa đầu, run tay chân do cường giáp.
Gồm carvedilol, labetalol. Tác dụng làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, làm hạ huyết áp. Nebivolol chẹn chọn lọc trên thụ thể B1.
Khi dùng thuốc chẹn beta, người bệnh không được tự ý sử dụng, cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ kê đơn về liều dung, cách dùng và thời gian điều trị.
Không được dừng sử dụng thuốc chẹn beta một cách đột ngột mà phải giảm liều từ từ, vì sẽ làm gia tăng huyết áp hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim.
Khi dùng thuốc chẹn beta có một số người có thể gặp các tác dụng phụ như tăng cân, mất ngủ, nhịp tim chậm, lạnh tay và chân, ho khan.
Không nên dùng nước ép bưởi vì nó ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta;
Thuốc chẹn beta thường gây cho người tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và thời tiết lạnh.
Khi phối hợp thuốc chẹn beta với các thuốc hạ huyết áp, thuốc đau thắt ngực hay thuốc chống trầm cảm thì cần thận trọng vì nó có thể gây ra các tương tác thuốc.
Những người mắc bệnh đái tháo đường khi sử dụng thuốc chẹn beta thì cần lưu ý vì nó có thể che giấu các triệu, do vậy phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết.
Thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim, nên không sử dụng nhóm thuốc này cho người mắc bệnh nhịp tim chậm.
Một số tác dụng phụ thuốc chẹn beta, điển hình như:
Thuốc hạ huyết áp khác: Khi phối hợp chung với thuốc chẹn beta, làm tăng hiệu lực hạ huyết áp, và làm tăng tác dụng phụ như làm chậm nhịp tim, tụt huyết áp mạnh, làm nặng thêm suy tim, gây block nhĩ – thất, có thể gây loạn nhịp tim.
Thuốc chống loạn nhịp khác (như quinidine, propafenone, amiodarone, dieopyramid): Khi dùng chung với thuốc chẹn beta, làm tăng tính ức chế tim gây rối loạn co bóp tim, làm chậm dẫn truyền nhĩ thất tăng lên quá mức, dẫn đến hủy các tác dụng điều hòa tim mạch và làm mất tác dụng điều hòa giao cảm của các thuốc này.
Các chẹn thụ thể beta-2 (có nhóm còn chẹn alpha-1): Gây co thắt phế quản, làm trở ngại cho việc thông khí, mức tác dụng phụ này khác nhau ở mỗi thuốc.
Tóm lại, thuốc chẹn beta được chị định sử dụng có hiệu quả trong việc duy trì huyết áp bình thường và một trái tim khỏe mạnh. Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc chẹn beta theo chỉ định của bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur