Lưu ý khi sử dụng thuốc đối kháng Angiotensin II trong điều trị cao huyết áp

Thứ hai, 03/06/2024 | 15:58

Thuốc đối kháng Angiotensin II được chỉ định sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng trong điều trị bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần lưu ý cách dùng và những tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc đối kháng Angiotensin II thường được chỉ định điều trị cao huyết áp
Thuốc đối kháng Angiotensin II thường được chỉ định điều trị cao huyết áp

Thuốc đối kháng Angiotensin II gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (Tên tiếng anh là angiotensin receptor blocker, viết tắt là ARB) hay các sartan, là một nhóm thuốc tác động trên hệ renin-angiotensin-aldosterone, ức chế thụ thể Angiotensin II, dẫn đến làm giãn mạch máu và giảm huyết áp. Được bác sĩ chuyên khoa tim mạch kê đơn để điều trị bệnh cao huyết áp phổ biến hiện nay trên lâm sàng. Ngoài ra, nhóm thuốc này có khả năng làm giảm sức cản ngoại biên, hạ áp lực bơm máu, hạn chế thay đổi nhịp tim và cung lượng tim, được sử dụng điều trị suy tim sung huyết vàbệnh thận tiểu đường.

Phân loại thuốc đối kháng Angiotensin II

Một số thuốc nhóm ARB đang được lưu hành trên thị trường bao gồm: Losartan, Eprosartan, Olmesartan, Telmisartan,  Valsartan, Azilsartan, Candesartan, Irbesartan.

Ưu điểm lớn của các loại thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II là không gây ho như khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tăng nồng độ Bradykinin – chất điều trị cao huyết áp như thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc đối kháng Angiotensin II được sử dụng cho những trường hợp nào?

Các thuốc đối kháng Angiotensin II được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Kiểm soát huyết áp, điều trị suy tim và ngăn ngừa suy thận ở những người bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Ngăn ngừa các biến chứng khó lường do huyết áp tăng quá cao gây ra như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy đa tạng (tim, thận,…).
  • Giảm các triệu chứng suy tim, giúp tim hoạt động ổn định và bền vững hơn.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ thuyên giảm tình trạng bệnh đái tháo đường và giảm nguy cơ đột quỵ ở những bệnh nhân tăng huyết áp và nguy cơ mắc cơ tim phì đại.
  • Ngăn ngừa chứng rung nhĩ tái phát.
  • Nhóm thuốc ARB được sử dụng khi người bệnh không dung nạp hoặc gặp tác dụng phụ với nhóm ACE, chẳng hạn như bị ho khan.

Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc đối kháng Angiotensin II?

Khi dùng thuốc đối kháng Angiotensin II, người bệnh không được tự ý sử dụng, cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ kê đơn về liều dùng, cách sử dụng và liệu trình điều trị.

Nhóm thuốc ARB có thể uống lúc trước hay sau bữa ăn. Người bệnh nên có  thói quen uống thuốc vào một giờ cố định trong ngày để đảm bảo dùng đúng liệu trình theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II có thể được chỉ định thay thế các loại thuốc ức chế men chuyển ACE để điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, nó vẫn gặp những tác dụng cần lưu ý khi sử dụng như sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất ngay sau khi uống thuốc lần đầu tiên hoặc dùng thuốc dạng nước.
  • Yếu cơ – xương, đau lưng – chân, nhức mỏi, nhịp tim không ổn định.
  • Gặp phải các vấn đề về dạ dày gây khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Huyết áp hạ xuống quá mức do các thuốc ARB tương tác thuốc với một số thuốc khác trong điều trị bệnh tiểu đường, dùng chung với thuốc lợi tiểu, Rifampin, thuốc Lithium, Cimetidine,…

Lưu ý nếu những tác dụng phụ trên không biến mất mà tiến triển trầm trọng hơn, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hướng dẫn xử trí thích hợp.

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc đối kháng Angiotensin II?

  • Người có tiền sử dị ứng với các thuốc nhóm đối kháng Angiotensin II.
  • Người có nồng độ natri trong máu thấp
  • Người bị suy tim sung huyết nghiêm trọng
  • Phữ nữ mạng thai
  • Phụ nữ cho con bú.
Sử dụng thuốc đối kháng Angiotensin II theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc đối kháng Angiotensin II theo chỉ định của bác sĩ

Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc đối kháng Angiotensin II?

Một số tác dụng phụ thuốc đối kháng Angiotensin II, có khả năng xảy ra gồm:

  • Chóng mặt
  • Tăng kali máu
  • Phù mạch (Sưng phù dưới da do giữ nước)
  • Ho khan nhưng ít hơn thuốc ức chế men chuyển.
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Tình trạng uể oải, lơ mơ, thờ thẩn
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau cơ, yếu cơ
  • Đau xương, đau lưng, đau chân.
  • Độc thai nhi
  • Ngạt mũi
  • Nhịp tim bất thường
  • Khó ngủ
  • Nhiễm trùng hô hấp trên

Lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

 Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc đối kháng Angiotensin II?

Các thuốc ACEI: Gây nguy cơ gia tăng tình trạng hạ huyết áp, tăng Kali huyết và thay đổi chức năng về thận khi dùng chung với thuốc ARB.

Các thuốc NSAID: Làm giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp của thuốc ARB và tăng nguy cơ hủy hoại chức năng của thận khi dùng chung với thuốc ARB.

Thuốc lợi tiểu: Gây tình trạng hạ huyết áp trầm trọng do giảm thể tích chất lỏng và đồng thời làm tăng kali máu khi dùng chung với thuốc ARB.

Cyclosporine: Làm tăng khả năng tăng kali máu khi dùng chung với thuốc ARB.

Tóm lại, thuốc đối kháng Angiotensin II (ARBs) được chị định sử dụng có hiệu quả và an toàn trong việc duy trì huyết áp bình thường và các bệnh lý liên quan đến hệ thống thận. Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc đối kháng Angiotensin II theo chỉ định của bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tình trạng chảy dịch mũi sau xuất phát từ đâu?

Tình trạng chảy dịch mũi sau xuất phát từ đâu?

Chảy dịch mũi sau là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, và cần điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Nếu không chữa kịp thời, tình trạng này có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẬT ONG

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẬT ONG

Lợi ích của sử dụng mật ong hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch, làm đẹp da và còn có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đăng ký trực tuyến