Mekocetin - Thuốc chống viêm corticoid và lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 20/11/2024 | 15:49

Mekocetin là thuốc chống viêm glucocorticoid, được chỉ định điều trị hen phế quản, viêm bì cơ, dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và những rối loạn viêm da.

Mekocetin là thuốc gì?

Mekocetin là thuốc chống viêm
Mekocetin là thuốc chống viêm

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Mekocetin là thuốc có chứa thành phần Betamethasone là một corticosteroid tổng hợp có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Betamethasone thích hợp dùng trong những bệnh lý bất lợi khi giữ nước do có ít tác dụng mineralocorticoid.

Betamethasone là một glucocorticoid có tác dụng kéo dài, dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa, phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể, được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài xuất vào nước tiểu. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ.

Dạng thuốc và hàm lượng của Mekocetin?

Thuốc Mekocetin sản xuất dưới dạng viên nén và hàm lượng Betamethasone 0,5mg.

Thuốc Mekocetin dùng cho những trường hợp nào?

Điều trị thấp khớp, viêm khớp dạng thấp.

Điều trị bệnh dị ứng ngoài da, hen phế quản, dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, viêm da mủ hoại thư, những rối loạn viêm da.

Điều trị lupus ban đỏ hệ thống, viêm bì cơ, rối loạn mô liên kết hỗn hợp, viêm đa động mạch nút.

Điều trị hội chứng thận hư do sang thương tối thiểu, viêm thận kẽ cấp tính.

Điều trị viêm loét ruột kết, bệnh Crohn, bệnh u hạt, bệnh thấp tim.

Thiếu máu tan máu tự miễn, bệnh bạch cầu lympho và bệnh bạch cầu cấp tính, u lympho ác tính, đa u tủy xương, ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Dùng ức chế miễn dịch trong phẫu thuật cấy ghép.

Cách dùng - Liều dùng của Mekocetin như thế nào?

Cách dùng: Dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng

Người lớn: Liều khỏi đầu là 0,5mg/lần/ngày. Có thể tăng liêu đến 4mg/ngày.

Tóm lại, tuỳ theo đáp ứng và tình trạng diễn tiến của bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Mekocetin?

Nếu người bệnh quên một liều Mekocetin, nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch.

Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Mekocetin?

Nếu dùng quá liều Betamethasone xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như: giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci và phospho kèm theo loãng xương, mất nitơ, tăng glucose huyết, giảm tái tạo mô, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thứ phát, suy thượng thận, tăng hoạt động vỏ thượng thận, rối loạn tâm thần và thần kinh, yếu cơ.

Xử trí: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều, cần ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Gây nôn hoặc rửa dạ dày. Đồng thời theo dõi huyết áp, calci huyết, kali huyết, điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu.

Chống chỉ định, lưu ý thận trọng của thuốc Mekocetin?

Chống chỉ định của thuốc Mekocetin:

Người có tiền sử dị ứng với Betamethason hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Người bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm

Người bị rối loạn tâm thần

Người bệnh tiểu đường

Người bị loét dạ dày tá tràng

Người nhiễm Herpes

Người viêm loét đại tràng

Người bị viêm ruột thừa

Người bị suy thận

Người bệnh cao huyết áp

Người loãng xương & nhược cơ nặng.

Người tiêm chủng vaccine.

Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Mekocetin cho các trương hợp sau:

Lưu ý sử dụng betamethason với liều thấp nhất có tác dụng điều trị. Khi giảm liều, phải giảm dần từng bước để tránh nguy cơ xuất hiện suy thượng thận cấp.

Lưu ý sử dụng betamethason toàn thân phải rất thận trọng trong trường hợp suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim mới mắc, tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, glôcôm, thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương, loét dạ dày và hành tá tràng, loạn tâm thần và suy thận.

Lưu ý sử dụng betamethason ở trẻ em và người cao tuổi, làm tăng nguy cơ một số tác dụng không mong muốn và gây chậm lớn trẻ em.

Lưu ý thận trọng với những người đang lái tàu xe hoặc vận hành máy móc, vì thuốc Mekocetin có thể gây ra nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Mekocetin
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Mekocetin

Thuốc Mekocetin gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp:

Loét dạ dày-tá tràng, rối loạn nước & điện giải, giữ nước, mất kali, giữ natri, yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da, áp xe vô khuẩn, hội chứng Cushing, bệnh da, chậm lành vết thương, co giật, giảm dung nạp glucose, gây bệnh đái tháo đường, rối loạn kinh nguyệt.

Ít gặp:

Loét dạ dày, chướng bụng, viêm tụy, trướng bụng, thay đổi tâm trạng, sảng khoái, trầm cảm nặng, mất ngủ, viêm loét thực quản, đục thủy tinh thể, Glôcôm, đục thể thủy tinh, thủng và chảy máu dạ dày.

Hiếm gặp:

Mày đay, phù mạch, tăng áp lực nội sọ lành tính, viêm da dị ứng.

Tóm lại, trong quá trình dùng thuốc Mekocetin, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Mekocetin, tham khảo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Tương tác của thuốc Mekocetin?

Paracetamol: Dùng kết hợp chung với Betamethason, tăng nhiễm độc gan khi phối hợp cùng với Paracetamol với liều cao hoặc dài ngày.

Coumarin: Dùng đồng thời với Betamethason, làm thay đổi tác dụng của thuốc chống đông coumarin.

Glycosid digitalis: Dùng đồng thời với Betamethason, tăng nguy cơ loạn nhịp tim của glycosid digitalis kèm theo hạ kali máu.

Salicylate: Sử dụng đồng thời với Betamethason, làm tăng nồng độ salicylate trong máu.

Insulin: Sử dụng đồng thời với Betamethason, làm tăng glucose máu nên cần điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường hoặc insulin.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Sử dụng đồng thời với Betamethason, làm tăng rối loạn tâm thần khi dùng chung với corticosteroid.

Phenytoin, ephedrin, Phenobarbiton, rifampicin: Sử dụng đồng thời với Betamethason,  làm giảm tác dụng của corticosteroid.

Estrogen: Sử dụng đồng thời với Betamethason, làm tăng tác dụng và độc tính của glucocorticoid.

Thuốc kháng viêm không steroid: Sử dụng đồng thời với Betamethason, làm tăng xuất hiện hoặc tăng độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa khi phối hợp với glucocorticoid.

Rượu: Sử dụng đồng thời với Betamethason, làm tăng xuất hiện hoặc tăng độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa khi phối hợp với glucocorticoid.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ trầm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn hợp lý, an toàn và đạt hiệu qủa điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Đăng ký trực tuyến