Metoprolol là thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn beta, được chỉ định sử dụng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim, giúp phòng ngừa các bệnh về tim như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề về thận
Metoprolol là thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn beta, được chỉ định sử dụng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim, giúp phòng ngừa các bệnh về tim như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề về thận
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Metoprolol là thuốc đối kháng chọn lọc trên thụ thể beta1-adrenergic ở cơ tim. Metoprolol có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách giảm sức co bóp cơ tim, làm giảm dẫn truyền nút nhĩ - thất, làm chậm nhịp xoang, giảm cung lượng tim, dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và giảm huyết áp.
Ngoài ra, Metoprolol có tác dụng giảm đau thắt ngực bằng cách ngăn chặn sự gia tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tốc độ và mức độ co bóp cơ tim do catecholamine gây ra, dẫn đến giảm tiêu thụ oxy của cơ tim ở mọi mức độ gắng sức. Metoprolol làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp tâm thu, cung lượng tim và rung thất ở người bệnh nhồi máu cơ tim.
Metoprolol được sản xuất dưới dạng thuốc:
Metoprolol được sử dụng trong các trường hợp sau:
Cách dùng: Metoprolol dạng viên được dùng đường uống sau bữa ăn. Dang tiêm được tiêm tĩnh mạch.
Liều dùng cho người lớn
Tăng huyết áp: Liều bắt đầu là 50 – 100 mg/ngày, uống một lần hoặc chia thành liều nhỏ. Dùng một mình hoặc phối hợp với một thuốc lợi tiểu. Có thể tăng lên 300mg/ngày cách 1 tuần. Liều tối đa không quá 450mg/ngày dạng viên nén.
Đau thắt ngực: Liều bắt đầu là 100 mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống. Có thể tăng dần liều cách một tuần từ 100 - 400 mg/ngày cho tới khi đạt đáp ứng lâm sàng tối ưu hoặc khi nhịp tim chậm rõ rệt. Nếu cần ngừng metoprolol, nên giảm dần liều trong thời gian 1 đến 2 tuần.
Tóm lại, liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định, cách dùng thuốc và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tốt nhất.
Nếu người bệnh quên một liều Metoprolol nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ theo trong kế hoạch điều trị.
Quá liều Metoprolol gây ra triệu chứng lâm sàng như nhịp tim chậm, hạ huyết áp, co thắt phế quản, suy tim.
Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở gần nhất để điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày, gây nôn để loại thuốc Metoprolol ra khỏi đường tiêu hoá. Theo dõi chức năng của tim, chức năng hô hấp và cân bằng điện giải.
Chống chỉ định của Metoprolol cho những trường hợp sau
Người bệnh có tiền sử quá cảm với Metoprolol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, metoprolol chống chỉ định đối với những người bệnh blốc nhĩ thất độ 2 hoặc 3, người bệnh có nhịp tim chậm xoang, người bệnh suy tim mất bù và sốc do tim.
Trong điều trị nhồi máu cơ tim, metoprolol chống chỉ định cho những người bệnh có blốc nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3; người có tần số tim dưới 45 lần/phút; blốc nhĩ thất độ 1 rõ rệt (khoảng PR > 0,24 giây; huyết áp tâm thu dưới 100 mm Hg; hoặc suy tim từ vừa đến nặng).
Thận trọng khi sử dụng thuốc Metoprolol cho những trường hợp sau
Lưu ý phải tránh ngừng thuốc Metoprolol đột ngột.
Lưu ý thận trọng dùng Metoprolol ở người có tổn thương gan
Thận trọng trong những trường hợp hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn khác; trong sử dụng đồng thời với thuốc mê hô hấp; kết hợp với verapamil, digitalis hoặc thuốc chống loạn nhịp nhóm I, đặc biệt nhóm IA và nhóm IC; khập khễnh cách hồi; suy giảm nghiêm trọng chức năng thận.
Lưu ý trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực Không được ngừng thuốc đột ngột, nhất là ở người cao tuổi, khi thay thuốc chống tăng huyết áp cho bệnh nhân, metoprolol cũng phải giảm dần liều rồi mới cắt thuốc.
Lưu ý ở người bệnh suy tim, thuốc chẹn beta có nguy cơ tăng ức chế tính co cơ tim và có thể thúc đấy suy tim nặng hơn. Đối với người bệnh tăng huyết áp và đau thắt ngực có suy tim sung huyết được điều trị bằng digitalis và thuốc lợi tiểu, phải sử dụng metoprolol thận trọng. Cả digitalis và metoprolol đều làm chậm dẫn truyền nhĩ – thất.
Ở người bệnh không có bệnh sử về suy tim: Ức chế liên tục cơ tim với những thuốc chẹn beta trong một thời gian có thể dẫn tới suy tim, trong một số trường hợp. Khi có triệu chứng hoặc dấu hiệu đầu tiên của suy tim, cần cho digital đầy đủ và/hoặc một thuốc lợi tiểu. Phải theo dõi sát người bệnh. Nếu suy tim không đỡ, phải ngừng metoprolol.
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim: Nếu ngừng dùng đột ngột thuốc chẹn beta có thể làm cơn đau thắt ngực nặng lên, và trong một số trường hợp xảy ra nhồi máu cơ tim. Do đó liều lượng metoprolol phải giảm từ từ trong thời gian 1 – 2 tuần và phải theo dõi sát người bệnh. Nếu đau thắt ngực nặng lên hoặc có suy động mạch vành, phải tạm thời cho lại ngay metoprolol trong khi chờ các biện pháp khác.
Co thắt phế quản: Vì tính chọn lọc beta1 là tương đối, nên có thể dùng metoprolol với mức thận trọng cần thiết ở người bệnh có bệnh co thắt phế quản không đáp ứng, hoặc không dung nạp liệu pháp chống tăng huyết áp khác. Chính vì tính chọn lọc beta1 không tuyệt đối, có thể dùng đồng thời một thuốc kích thích beta2, và dùng liều metoprolol thấp nhất có thể được.
Đái tháo đường và giảm glucose huyết: Phải dùng metoprolol thận trọng ở người bệnh đái tháo đường. Thuốc chẹn beta có thể che lấp nhịp tim nhanh do hạ glucose huyết. Tuy nhiên các phản ứng khác như chóng mặt, vã mồ hôi có thể ít bị ảnh hưởng.
Nhiễm độc tuyến giáp: Chẹn beta-adrenergic có thể che lấp một số dấu hiệu lâm sàng (ví dụ, nhịp tim nhanh) của cường tuyến giáp. Ngừng thuốc đột ngột có thể thúc đấy cơn nhiễm độc tuyến giáp.
Thời kỳ mang thai: thuốc Metoprolol gây nguy cơ nhịp tim chậm ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Thuốc Metoprolol dễ dàng đi qua nhau thai, làm nồng độ metoprolol trong huyết thanh của mẹ và thai nhi lúc sinh gần bằng nhau. Vì chưa nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra chặt chẽ nên chỉ được dùng metoprolol cho người trong thời kỳ mang thai nếu thật sự cần thiết
Thời kỳ cho con bú: Metoprolol được bài tiết trong sữa với lượng rất nhỏ. Trẻ nhỏ bú một lít sữa mẹ một ngày có thể đã nhận một liều nhỏ hơn 1 mg metoprolol. Thận trọng khi dùng metoprolol cho người đang cho con bú
Lưu ý cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe, lái tàu và vận hành máy móc. Vì thuốc Metoprolol có thể gây choáng váng, mệt mỏi.
Rất thường gặp
Mệt mỏi, giảm huyết áp đáng kể, hạ huyết áp tư thế đứng.
Thường gặp
Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim chậm, rối loạn thăng bằng, đánh trống ngực, giảm tuần hoàn ngoại biên (lạnh các chi), ợ nóng, ỉa chảy, khô miệng, đau bụng, táo bón, thở khò khè, khó thở.
Ít gặp
Ban da, mày đay, phù, tổn thương loạn dưỡng da, tăng tiết mồ hôi, suy tim, blốc nhĩ thất độ 1, trầm cảm, rối loạn tập trung, buồn ngủ, mất ngủ, mơ ác mộng, dị cảm, nôn, giảm ham muốn, tăng cân, nặng thêm bệnh đái tháo đường, co thắt phế quản, co thắt cơ.
Hiếm gặp
Tăng tiết mồ hôi, ác mộng, trầm cảm, ảo giác, làm xấu đi tình trạng đái tháo đường tiềm ẩn, lo lắng, rối loạn thị giác, khô hoặc kích ứng mắt, viêm mũi, khô miệng, chỉ số enzym gan bất thường, bất lực và các rối loạn tình dục khác, rối loạn chức năng tim, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, hội chứng Peyronie, rụng tóc, viêm kết mạc.
Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Metoprolol, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc, phải ngừng thuốc ngay và tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện xử trí kịp thời.
Verapamil, Diltiazem: Khi dùng chung với Metoprolol, có thể làm tăng tác dụng hướng cơ âm tính. Chống chỉ định sử dụng verapamil đường tĩnh mạch trên bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta do tăng nguy cơ hạ huyết áp, giảm chức năng thất trái và rối loạn dẫn truyền nhĩ thất.
Amlodipin, Nifedipin: Khi dùng đồng thời với Metoprolol, làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, suy tim trên người bệnh có suy giảm chức năng tim tiềm tàng.
Amiodaron: Dùng đồng thời với metoprolol, làm chậm nhịp xoang nặng.
Doxazosin, Tamsulosin, Prazosin, Terazosin: Dùng đồng thời với metoprolol, làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng mức độ nặng.
Thuốc giãn cơ: Dùng đồng thời với metoprolol, làm tăng tác dụng giãn cơ. Theo dõi huyết áp. Nếu cần hiệu chỉnh liều thuốc điều trị tăng huyết áp.
Lidocain: Kết hợp chung với metoprolol, làm tăng tốc độ thải trừ của lidocain.
Chất cảm ứng enzym gan như rifampicin: Dùng đồng thời với metoprolol, làm giảm nồng độ metoprolol trong huyết tương.
Các kháng acid: Dùng đồng thời với metoprolol, làm tăng nồng độ metoprolol trong huyết tương.
Thuốc điều trị tăng huyết áp khác: Dùng đồng thời với metoprolol, hiệp đồng tác dụng hạ huyết áp. T
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn thuốc an toàn và đạt hiệu quả.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur