Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thuốc nhỏ tai cho trẻ thường được sản xuất dưới dạng dung dịch, nhằm giảm viêm và điều trị các vấn đề như viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Phương pháp này giúp thuốc tiếp cận trực tiếp ống tai, mang lại hiệu quả trong việc xử lý các bệnh lý về tai. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho phụ huynh tự thực hiện việc nhỏ thuốc cho trẻ tại nhà, tạo thuận tiện trong quá trình điều trị.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ tai chứa chất gây tê như Benzocaine, Lidocaine, được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm tai cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Những thành phần này giúp giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên được sử dụng theo chỉ định cho từng bệnh lý cụ thể và cần hết sức cẩn thận khi dùng cho trẻ nhỏ, vì có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Nếu trẻ bị viêm tai giữa và có các triệu chứng như đau, quấy khóc, chán ăn hoặc khó ngủ, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc uống hoặc các phương pháp điều trị khác để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Một số loại thuốc nhỏ tai cho trẻ có chứa kháng sinh như Tobramycin, Ofloxacin, Chloramphenicol,... được sử dụng để điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, các thuốc này, đặc biệt là nhóm Quinolon, cần được sử dụng thận trọng ở trẻ em để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc nhỏ tai cho trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều lượng. Đồng thời, cần theo dõi các triệu chứng bất thường ở trẻ và thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu có vấn đề.
Trẻ mắc các bệnh lý tai cần được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc tại nhà, phụ huynh không được tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ theo hướng dẫn bác sĩ
Theo Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thuốc nhỏ tai cho trẻ có thể dễ dàng mua trên thị trường, nhưng không nên tự ý sử dụng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng trong 5-7 ngày hoặc tối đa 10 ngày, tương ứng với một liệu trình điều trị. Nếu sau liệu trình mà bệnh không cải thiện, phụ huynh cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh thuốc hoặc xem xét phương pháp điều trị khác. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, cần chú ý theo dõi kỹ các dấu hiệu của trẻ và liên lạc với bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện.
Thực hiện nhỏ thuốc đúng cách
Để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng, cần tiến hành nhỏ thuốc đúng kỹ thuật:
Lưu ý đậy kín nắp lọ thuốc sau khi sử dụng và tránh để thuốc tiếp xúc lâu với không khí. Trước khi thực hiện, hãy rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Đặt trẻ ở tư thế phù hợp khi nhỏ thuốc
Tư thế nằm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của thuốc. Hãy để trẻ nằm nghiêng, tai cần nhỏ thuốc hướng lên trên. Tư thế này giúp thuốc dễ dàng đi sâu vào tai, tăng hiệu quả điều trị.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur