Những lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat

Thứ bảy, 04/05/2024 | 16:11

Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat được các chuyên gia y tế lựa chọn sử dụng rộng rãi cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc Fibrat theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn, hiệu quả và giảm tối đa tác dụng phụ.

 Thuốc nhóm Fibrat điều trị tăng Triglyceride
 Thuốc nhóm Fibrat điều trị tăng Triglyceride

Thuốc Fibrat gì?

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Fibrat là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm triglycerides được hoạt động theo cơ chế kích thích PPAR alpha, làm tăng thanh thải các lipoprotein giàu triglycerides, ức chế tổng hợp apoC-III tại gan, tăng thanh thải VLDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol. Đồng thời các Fibrat làm tăng tổng hợp HDL-Cholesterol do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.

Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng tăng bất thường nồng độ lipid trong máu, bao gồm một trong các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride hay LDL-Cholesterol tăng cao. Sử dụng các thuốc Fibrat giúp đưa các chỉ số Triglyceride, LDL-Cholesterol về mức bình thường, ổn định để ngăn chặn bệnh rối loạn mỡ máu tiến triển, đồng thời giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

Các thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat trên thị trường bao gồm Fenofibrat, Ciprofibrat, Bezafibrat, Gemfibrozil.

Thuốc Fibrat được sử dụng cho những trường hợp nào?

  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat được chỉ định cho những người bệnh tăng mỡ máu loại IIb, III và IV theo phân loại tăng lipoprotein máu của Frederickson/WHO:
  • Tăng mỡ máu loại IIb: Tăng LDL- Cholesterol và VLDL- Cholesterol, dẫn đến Triglyceride tăng cao kèm theo tăng Cholesterol toàn phần.
  • Tăng mỡ máu loại III: Tăng IDL- Cholesterol, tăng Triglyceride và Cholesterol toàn phần.
  • Tăng mỡ máu loại IV: Tăng VLDL- Cholesterol, Triglyceride tăng mạnh, Cholesterol toàn phần tăng nhẹ.
  • Các thuốc nhóm Fibrat được sử dụng cho người bệnh có chống chỉ định với Statin.
  • Fenofibrat được chỉ định dùng cùng Statin trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, để kiểm soát Triglyceride và HDL-Cholesterol máu về mục tiêu.
  • Ciprofibrat đươc chỉ định để giảm Cholesterol toàn phần và Triclyceride máu và giảm tiến triển xơ vữa động mạch, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm (nhồi máu cơ tim, đột quỵ…).
Tăng Triclyceride máu làm tăng tiến triển xơ vữa động mạch
Tăng Triclyceride máu làm tăng tiến triển xơ vữa động mạch

Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc Fibrat hạ mỡ máu?

Hầu hết các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Fibrat đều chuyển hóa qua gan, có thể gây độc với gan. Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu nhóm Fibrat, người bệnh cần sử dụng thêm các thuốc giúp hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan. Nên theo dõi kiểm tra chức năng gan mật khi sử dụng thuốc nhóm Fibrat.

Lưu ý thuốc nhóm Fibrat còn làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường mật, dẫn đến tắc mật hay nguy cơ sỏi mật cao. Khi thấy biểu hiện đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, người bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.

Dùng các thuốc nhóm Fibrat theo đường uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Cần phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế mỡ và các hoạt động thể dục thích hợp

Trong quá trình sử dụng các thuốc nhóm Fibrat, nếu chức năng gan suy giảm đáng kể (AST > 100 IU). Tạm ngưng thuốc.

Lưu ý không kết hợp với thuốc gây độc cho gan.

Trong quá trình sử dụng các thuốc nhóm Fibrat, cần giảm liều ở người bệnh suy gan, suy thận và người bệnh đang dùng cùng thuốc chống đông máu.

Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Fibrat phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng, thời điểm dùng để đảm bảo có hiệu quả, an toàn. Liều khuyến cáo như sau:

  • Fenofibrat uống 200mg (1 viên)/ngày, uống cùng bữa ăn chính.
  • Ciprofibrat uống 100mg (1 viên)/ngày, dùng cùng bữa ăn chính.
  • Bezafibrat uống 200 mg/lần x 3 lần/ngày. Uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Gemfibrozil uống 300 mg/lần x 2 lần/ngày. Uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc Fibrat?

  • Người có tiền sử dị ứng với các thuốc nhóm Fibrat hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Bệnh lý túi mật.
  • Viêm tụy cấp và mạn.
  • Người có phản ứng dị ứng với ánh sáng khi đang sử dụng fibrat hoặc các ketoprofen.
  • Trẻ em và người bệnh có độ thanh thải creatinin < 60ml/ phút.

Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc Fibrat?

Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc nhóm Fibrat là: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, chán ăn, làm giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật do thuốc làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường mật, dẫn đến nồng độ Cholesterol cao, tăng khả năng kết tụ tạo thành sỏi. Tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phát ban da, yếu cơ, đau nhức cơ, tay chân teo nhỏ, khó vận động, tăng men cơ, đây là độc tính đáng chú ý, tăng lên khi dùng kèm thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin, do đó cần thận trọng khi sử dụng. Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao hoặc cơ địa người già, người có bệnh lý thận và/hoặcbệnh lý gan từ trước. Ngoài ra, thuốc giảm triglycerides nhóm fibrate còn làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, đặc biệt là nhóm kháng vitamin K.

Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc Fibrat?

  • Thuốc Statin: Các thuốc fibrat dùng kết hợp với các thuốc Statin (như pravastatin, simvastatin, fluvastatin) sẽ làm tăng nhiều nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp.
  • Cyclosporin: Dùng đồng thời với Bezafibrat, Fenofibrat, sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
  • Thuốc chống đông máu dạng uống: Dùng đồng thời với các thuốc fibrat, làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu dạng uống do đó tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Các thuốc gắn vào acid mật như cholestyramin, colestipol: Dùng đồng thời với Bezafibrat, xảy ra tương tác làm giảm hấp thụ bezafibrat.
  • Perhexiline: Dùng đồng thời với Fenofibrat, gây viêm gan cấp tính. Có thể gây tử vong.

Tóm lại, mặc dù lợi ích khi sử dụng các thuốc nhóm Fibrat trong điều trị tăng mỡ máu do tăng Triglyceride, giúp giảm nguy cơ biến chứng của các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả, an toàn và phòng ngừa những tác dụng phụ bất lợi, người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các thuốc Fibrat để điều trị và cũng không tự ý dừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến