Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng virrus cúm

Thứ sáu, 07/06/2024 | 16:11

Thuốc kháng virrus cúm được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị bệnh cúm, ngăn cản virus cúm không nhân lên trong cơ thể người bệnh và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo có hiệu quả, an toàn và tránh được tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Thuốc kháng virrus cúm gì?

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng virus cúm
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng virus cúm

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thuốc kháng virus cúm là thuốc có tác dụng chống lại virus cúm gây bệnh trong cơ, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm như nghẹt mũi, ho, đau họng, sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Và đồng thời ngăn cản virus cúm không nhân lên trong cơ thể người bệnh.

Thuốc kháng virus cúm được bác sĩ kê đơn chỉ định cho người bệnh điều trị bệnh nhiễm virus và không có tác dụng chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Một số loại thuốc kháng virus cúm trên thị trường được FDA khuyến cáo dùng điều trị bệnh cúm như:

- Oseltamivir phosphate (tên biệt dược là Tamiflu®). Dạng thuốc viên, hỗn dịch lỏng.

- Zanamivir (tên biệt dược là Relenza®). Dạng viên, dạng bột hít

- Peramivir (tên biệt dược là Rapivab®). Dạng thuốc tiêm

- Baloxavir marboxil (tên biệt dược là Xofluza®). Dạng thuốc viên

Khi nào người bệnh cần dùng thuốc kháng virrus cúm?

Điều trị bằng thuốc kháng virus cúm sẽ cho kết quả tốt nhất nếu sử dụng ngay khi bệnh cúm bắt đầu. Sau 2 ngày điều trị, thuốc kháng virus có thể làm giảm các triệu chứng sốt và cảm cúm, rút ngắn thời gian bị bệnh khoảng một ngày.

Sử dụng thuốc kháng virus kịp thời cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng tai ở trẻ em, biến chứng hô hấp cần dùng kháng sinh và giảm tỉ lệ nhập viện ở người lớn.

Đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng, điều trị sớm bằng thuốc kháng virus có thể giúp bệnh nhẹ hơn, thay vì tiến triển nặng phải nằm viện. Đối với người lớn nhập viện vì bệnh cúm, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng điều trị bằng thuốc kháng virus sớm có thể làm giảm nguy cơ tử vong.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ, không có nguy cơ cao bị biến chứng cúm cũng có thể được bác sĩ điều trị sớm bằng thuốc kháng virus, nhưng hầu hết những người khỏe mạnh bị cúm không cần thiết phải điều trị bằng thuốc kháng virus .

Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc kháng virrus cúm?

Oseltamivir nên được dùng để điều trị sớm bệnh cúm ở bệnh nhân từ 14 ngày tuổi trở lên.

Zanamivir là một loại bột hít chỉ dùng để điều trị sớm bệnh cúm ở những bệnh nhân từ 7 tuổi trở lên. Lưu ý Zanamivir được sử dụng bằng thiết bị ống hít và không được khuyến cáo cho những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc COPD.

Peramivir dang thuốc tiêm chỉ được dùng để điều trị sớm bệnh cúm ở người bệnh từ 2 tuổi trở lên và được dùng đường tiêm tĩnh mạch một lần trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút bởi cán bộ y tế.

Baloxavir chỉ được dùng để điều trị sớm bệnh cúm ở người từ 12 tuổi trở lên và dùng một liều duy nhất bằng đường uống. Lưu ý Baloxavir không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân ngoại trú đồng mắc các bệnh phức tạp hoặc đang có bệnh tiến triển.

Thời gian điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc kháng virus quy định. Oseltamivir và zanamivir thường được chỉ định uống 2 lần/ngày trong 5 ngày. Tuy nhiên, có những người nhập viện vì cúm có thể cần điều trị bằng thuốc kháng virus trong hơn 5 ngày.

Nếu bác sĩ kê đơn cho bé uống viên nang có hoạt chất oseltamivir nhưng bé không thể nuốt viên nang, theo quy định viên nang có thể được mở ra, trộn với chất lỏng có vị ngọt và cho bé uống.

Oseltamivir đường uống được khuyến cáo để điều trị cho phụ nữ mang thai bị cúm vì so với các loại thuốc kháng virus khác, Oseltamivir có nhiều nghiên cứu nhất cho thấy mức độ an toàn và có lợi trong thai kỳ.

Baloxavir không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vì không có dữ liệu về hiệu quả hoặc an toàn.

Nên dùng thuốc này vào các giờ cố định trong ngày trong khoảng thời gian điều trị. Không tùy ý thay đổi liều của thuốc hoặc ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Dùng thuốc điều trị virus cúm theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc điều trị virus cúm theo chỉ định của bác sĩ

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc kháng Virrus cúm?

Người bệnh có tiền sử phản ứng dị ứng với thuốc kháng virrus cúm hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc kháng Virrus cúm?

Tác dụng phụ của Oseltamivir

Buồn nôn, nôn, gây co thắt phế quản, đâu đầu, đau bụng, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ trên da.

Tác dụng phụ của  Zanamivir

Thường gặp

Dạng bột hít: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, kích ứng mũi, viêm xoang, viêm phế quản, ho hoặc nhiễm trùng tai, mũi và họng.

Dạng thuốc tiêm: Tiêu chảy, phát ban, ngứa, tăng men gan, tổn thương tế bào gan.

Ít gặp

Dạng bột hít: Co thắt phế quản và khó thở.

Hiếm gặp

Phản ứng da nghiêm trọng: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Phản ứng dạng dị ứng: Phù hầu họng, phù mặt.

Phản ứng khác: Hành vi bất thường, ảo giác, mê sảng, co giật.

Tác dụng phụ của Peramivir

Tiêu chảy; thay đổi tinh thần như nhầm lẫn, ảo giác, kích động, tự gây thương tích; Phẩn ứng dị ứng như phát ban, ngứa, sưng ở mặt/lưỡi/cổ họng, chóng mặt nặng, khó thở.

Tác dụng phụ của Baloxavir

Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau đầu, viêm phế quản, viêm xoang, phản ứng phản vệ, phù mạch, mày đay, ban đỏ.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần dùng thuốc kháng Virrus cúm theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ kê đơn.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến