Những lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong điều trị cao huyết áp

Thứ hai, 01/04/2024 | 15:50

Thuốc ức chế men chuyển là thuốc được chỉ định rộng rãi nhất trên lâm sàng trong việc điều trị các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng nhóm thuốc này.

Thuốc ức chế men chuyển gì?

Thuốc ức chế men chuyển
Thuốc ức chế men chuyển

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thuốc ức chế men chuyển (ACE) là một trong những nhóm thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định cho bệnh nhân điều trị bệnh cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay. Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoạt động theo cơ chế là gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I dẫn đến làm giảm tốc độ chuyển thành Angiotensin II, từ đó thuốc có tác dụng làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp.

Angiotensin II là một chất gây co mạch mạnh làm tăng huyết áp. Angiotensin II còn có tác dụng tiết aldosterol, gây giữ Na, nước và gây co mạch, do đó làm tăng huyết áp. Men chuyển cũng là chất xúc tác cho sự giáng hóa bradykinin, sẽ chuyển thành một peptid không có hoạt tính, làm mất tác dụng giãn mạch của bradykinin và gây tăng huyết áp.

Các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng ức chế sự hình thành angiotensin II, gây giãn mạch và hạ huyết áp; giảm tiết nồng độ aldosterol, dẫn đến tăng nhẹ kali huyết thanh, tăng thải dịch, tăng thải Na và làm hạ huyết áp; làm tăng nồng độ bradykinin và tăng tổng hợp prostaglandin, làm giảm mạch ngoại vi và hạ huyết áp.

Thuốc ức chế men chuyển giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, đặc biệt là ở người bệnh cao huyết áp có kèm theo suy tim và bệnh thận mạn tính. Và thuốc không gây bất lợi trên chuyển hóa đường và chuyển hóa lipid, không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu và nước tiểu, do đó có thể sử dụng thuốc ức chế men chuyển được cho các bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, rối loạn lipid.

Các thuốc ức chế men chuyển thường dùng trên lâm sàng bao gồm: Captopril, Benazepril, Enalapril, Fosinopril, Lisinopril, Quinapril, Ramipril, Moexipril, Perindopril, Trandolapril.

Thuốc ức chế men chuyển được sử dụng cho những trường hợp nào?

Các thuốc ức chế men chuyển (ACE) được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp cấp và mạn tính
  • Bệnh động mạch vành
  • Suy tim sung huyết mạn tính
  • Bệnh đái tháo đường
  • Ngăn ngừa đột quỵ
  • Tổn thương thận ở những người mắc kèm tăng huyết áp, suy tim hoặc đái tháo đường
  • Nhồi máu cơ tim
  • Xơ cứng bì
  • Chứng đau nữa đầu

Lưu ý sử dụng đúng cách các thuốc ức chế men chuyển?

Tuỳ vào tình trạng của người bệnh, thuốc được chỉ định uống một lần mỗi ngày, thường là vào buổi sáng, hoặc hai lần trong ngày, cách nhau khoảng 12 tiếng. Nhóm thuốc ức chế men chuyển được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh canxi trong quá trình điều trị tăng huyết áp.

Người bệnh không được tự ý ngừng dùng thuốc đột ngột, kể cả khi huyết áp đã ổn định. Vì ngừng dùng thuốc đột ngột có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng, gây ra hiệu ứng hồi phục nguy hiểm tiềm ẩn, gây nguy cơ biến chứng tim mạch nhanh chóng xảy ra như đột quỵ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc gây ra, hãy liên lạc với bác sĩ thay vì tự ý ngưng uống thuốc. Tác dụng phụ do thuốc gây ra có thể giảm dần theo thời gian dùng thuốc. Nếu cần phải ngừng thuốc, nên báo bác sĩ sẽ hướng dẫn giảm liều từ từ và thay thế nhóm thuốc khác để duy trì ổn định huyết áp một cách tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần được theo dõi và điều chỉnh bởi bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Để kiểm soát huyết áp tốt, người bệnh phải tuân thủ tuân thủ chir định điều trị y tế và các biện pháp về lối sống và chế độ ăn uống (chế độ ăn uống cân bằng, bỏ thuốc lá, hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày...).

Lưu ý tránh uống rượu, bia và chất kích thích, vì các chất này có thể làm tăng huyết áp và giảm tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp.

Đình kỳ theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm tra huyết áp và hiệu quả của thuốc: Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào hoặc các tương tác với một số loại thuốc khác để có sự hướng dẫn xử trị kịp thời.

Liều dùng tùy vào từng hoạt chất sẽ có liều lượng dùng thích hợp với từng cơ địa người bệnh khác nhau. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng liều liều lượng và cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn bởi bác sĩ điều trị, giúp đảm bảo thuốc có tác dụng tốt nhất và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Thuốc ức chế men chuyển giúp giảm các biến cố trên tim mạch
Thuốc ức chế men chuyển giúp giảm các biến cố trên tim mạch

Chống chỉ định và thận trọng cần lưu ý của thuốc ức chế men chuyển?

  • Người mẫn cảm với các thuốc ức chế men chuyển.
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Thận trọng với người bệnh thận, người đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali.
  • Bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên .

Những tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc ức chế men chuyển?

Một số tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển, người bệnh có thể gặp trong quá trình điều trị gồm: Ho khan, tăng Kali máu, hạ huyết áp đột ngột gây ra chóng mặt, choáng váng, phù mạch, đau đầu, nhìn mờ, mất vị giác, phát ban dát sần, giảm bạch cầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đổ mồ hôi, uể oải, kiệt sức, ngất xỉu, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.

Những tương tác thuốc cần lưu ý của thuốc ức chế men chuyển?

Các thuốc làm tăng kali máu, thuốc lợi tiểu giữ kali, các chất bổ sung kali: Do thuốc ức chế men chuyển làm tăng K máu, dẫn đến tăng nồng độ kali máu qua mức. Thận trọng khi dùng chung.

Lithium: Khi phối hợp với huốc ức chế men chuyển, làm tăng nồng độ lithium trong máu, dẫn đến làm tăng tác dụng không mong muốn của lithium.

NSAIDs: Dùng đồng thời với thuốc ức chế men chuyển sẽ tăng nguy cơ độc tính tiềm ẩn trên thận.

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) hoặc chất ức chế renin trực tiếp: Không nên dùng chung với thuốc ức chế men chuyển.

Tóm lại, thuốc ức chế men chuyển được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc duy trì huyết áp bình thường và một trái tim khỏe mạnh. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến