Rosiglitazone-Thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 03/07/2024 | 16:26

Rosiglitazone là thuốc được dùng chỉ định cho người bệnh đái tháo đường týp 2 kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục thích hợp để kiểm soát tốt được nồng độ đường trong máu.

 Rosiglitazone là thuốc gì?

Rosiglitazone là thuốc điều trị đái tháo đường
Rosiglitazone là thuốc điều trị đái tháo đường

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Hồng Diễm - Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Rosiglitazone là thuốc hạ đường huyết thuộc họ thiazolidinedione, có tác dụng kiểm soát lượng đường máu nhờ cải thiện sự sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào đích, làm giảm sự kháng insulin, cả insulin huyết và HbA1C, từ đó cải thiện được sự kiểm soát đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu. Rosiglitazone còn có tác dụng làm giảm triglyceride, giảm cholesterol toàn phần và làm tăng LDL và HDL. Tỷ lệ cholesterol LDL/HDL tăng tối đa trong 2 tháng đầu điều trị, sau đó sẽ giảm dần. Giúp phòng ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề về thần kinh, làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý về tim mạch.,

Rosiglitazone maleate được sử dụng liệu pháp phối hợp với metformin hoặc với sulfamide hạ đường máu, kết quả hiệp lực làm tăng tác dụng lên sự kiểm soát đường máu, làm tăng tác dụng giảm đường máu đáng kể so với khi dùng đơn độc các thuốc trên.

Dạng thuốc và hàm lượng của Rosiglitazone?

Rosiglitazone được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là

Viên nén bao phim: 2mg, 4mg, 8mg dưới dạng Rosiglitazone maleat

Thuốc Rosiglitazone được dùng cho những trường hợp nào?

Rosiglitazone được chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 không phụ thuộc insulin. Kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp để kiểm soát được tốt lượng đường trong máu.

Dùng đơn trị liệu: Rosiglitazone chỉ định cho người bệnh không kiểm soát được đầy đủ lượng đường bằng chế độ ăn uống, luyện tập và người bệnh có chống chỉ định với metformin hoặc không dung nạp được với metformin.

Dùng phối hợp hai thuốc: Rosiglitazone kết hợp với metformin cho người bệnh đái tháo đường typ 2 mà không kiểm soát lượng đường máu được tốt bằng metformin khi dùng đơn trị liệu ở liều tối đa.

Dùng phối hợp ba thuốc: Rosiglitazone được chỉ định phối hợp với metformin và sulfonylurea khi phối hợp hai thuốc không kiểm soát được đường huyết một cách thích đáng.

Rosiglitazone được dùng phối hợp với một sulfonylurea khi đơn trị liệu bằng sulfonylurea không kiểm soát lượng đường được tốt.

Cách dùng - Liều lượng của Rosiglitazone?

Cách dùng: Dùng đường uống một lần vào buổi sáng, hoặc chia thành hai lần vào buổi sáng và buổi tối, uống trong hoặc sau bữa ăn.

Liều dùng:

Liệu pháp đơn trị liệu

Liều ban đầu: Uống 4 mg/lần/ngày hoặc uống 2mg/lần x 2 lần/ngày sáng và tối. Nếu sau 8 - 12 tuần điều trị, không có đáp ứng thích đáng, có thể tăng liều lên đến 8 mg/lần/ngày hoặc uống 4mg/lần x 2 lần/ngày. Liệu trình dùng tối đa sau khoảng 8 tuần điều trị sẽ tác dụng cải tiến dần dần.

Liệu pháp phối hợp cùng metformin

Liều ban đầu của Rosiglitazone: Uống 4mg/lần/ngày hoặc uống 2mg/lần x2 lần/ngày. Nếu sau 8 – 12 tuần điều trị, đáp ứng chưa thỏa đáng, có thể tăng liều Rosiglitazone lên đến 8 mg/lần/ngày hoặc uống 4mg/lần x 2 lần/ngày.

Liệu pháp phối hợp cùng sulfonylurea

Liều khởi đầu của Rosiglitazone: Uống 4 mg/lần/ngày hoặc uống 2mg/lần x 2 lần/ ngày. Nếu sau 8 – 12 tuần điều trị, đáp ứng chưa thỏa đáng, có thể tăng liều của Rosiglitazone lên 8 mg/lần/ngày hoặc chia uống 4mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu xảy ra hạ đường huyết, thì phải giảm liều của sulfonylurea.

Liệu pháp Rosiglitazone phối hợp cùng với metformin và sulfonylurea

Liều ban đầu của thuốc Rosiglitazone: Uống 4 mg/lần/ngày hoặc uống 2mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu sau 8 – 12 tuần điều trị, đáp ứng chưa thỏa đáng, có thể tăng liều của Rosiglitazone lên 8 mg/lần/ngày hoặc chia uống 4mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu xảy ra hạ đường huyết thì phải giảm liều của sulfonylurea.

Tóm lại, Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng, cách dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt.

Cách xử lý nếu quên liều thuốc Rosiglitazone?

Nếu người bệnh quên một liều Rosiglitazone nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm như đã lên kế hoạch điều trị.

Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Rosiglitazone?

Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng về người bệnh dùng quá liều Rosiglitazone. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu thường nào do quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị triệu chứng.

Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Rosiglitazone?

Thuốc Rosiglitazone chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử  mẫn cảm với Rosiglitazone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.  

Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

Người bệnh bị suy tim mức độ 3 – 4 hay có tiền sử suy tim, nhồi máu cơ tim.

Người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 hoặc tăng đường huyết do các bệnh khác.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Rosiglitazone cho những trường hợp sau

Lưu ý thận trọng rosiglitazon có thể gây hoặc làm nặng thêm suy tim sung huyết. Cần phải theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu của suy tim sung huyết sau khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều như tăng cân nhanh, khó thở, phù.

Lưu ý thận trọng khi dùng rosiglitazon ở người bệnh có nguy cơ sự cố tim mạch, vì rosiglitazon có thể liên quan đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Cần phải theo dõi chặt chsẽ và phải ngừng thuốc nếu có bất kỳ tình trạng xấu đi của tim.

Lưu ý thận trọng điều trị phối hợp rosiglitazon với các thuốc hạ đường huyết khác, có thể gây tăng nguy cơ hạ đường huyết. Cần giảm liều của thuốc hạ đường huyết phối hợp.

Lưu ý không khuyến cáo dùng rosiglitazon cùng với các nitrat, do tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim.

Lưu ý tránh dùng rosiglitazon cùng với insulin, do tăng nguy cơ phù, suy tim sung huyết và sự cố thiếu máu cục bộ cơ tim.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng rosiglitazon ở người bệnh tăng enzym gan (AST hoặc ALT). Nếu enzym gan ALT > 3 lần so với giới hạn trên của bình thường, thì cần ngừng thuốc.

Lưu ý dùng rosiglitazon ở phụ nữ, vì có sự tăng tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ điều trị bằng rosiglitazone xảy ra gãy xương ở cánh tay, bàn tay và bàn chân.

Lưu ý thận trọng với người vận hành máy móc hay người đang lái tàu xe. Rosiglitazon ít ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc và lái xe, vì không gây hạ glucose huyết, không gây buồn ngủ. Tác dụng hạ glucose huyết khi dùng phối hợp rosiglitazon đồng thời với thuốc hạ đường huyết khác. Cần phải giảm liều thuốc phối hợp.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Rosiglitazone
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Rosiglitazone

Rosiglitazone xảy ra các tác dụng phụ nào?

Rosiglitazon có thể gây các tâc dụng phụ như giảm đường huyết, nhức đầu, tăng cân, thiếu máu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chuột rút, khó thở, dị cảm, ngứa và tăng cholesterol máu, phù mạch, nổi mề đay.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Rosiglitazone, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Rosiglitazone, cần tham khảo ý kiến của chuyển gia y tế để xử trí kịp thời.

Rosiglitazone tương tác với các thuốc nào?

Gemfibrozil: Khi dùng đồng thời với rosiglitazone, do gemfibrozil là 1 chất ức chế CYP2C8, làm nồng độ rosiglitazon trong huyết tương tăng lên gấp đôi, tăng nguy cơ tiềm ẩn tăng tác dụng không mong muốn. Cần giảm liều của rosiglitazon và theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose huyết.

Rifampicin: Khi dùng đồng thời với rosiglitazone, do rifampicin là 1 chất cảm ứng CYP2C8, làm nồng độ rosiglitazon trong huyết tương giảm 66%. Một số chất cảm ứng khác như phenytoin, carbamazepin, phenobarbital cũng có thể làm thay đổi nồng độ của rosiglitazone. Nếu cần dùng chung các thuốc này, phải tăng liều của rosiglitazon và theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose huyết.

Thuốc chống viêm không steroid, insulin: Khi dùng đồng thời với rosiglitazone, làm tăng nguy cơ phù và suy tim.

Ketoconazole: Khi dùng kết hợp với rosiglitazone, làm tăng nồng độ của rosiglitazone trong huyết tương và tăng nửa đời thải trừ của rosiglitazon, do Ketoconazole ức chế isoenzym CYP2C8.

Tóm lại, Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị biết các loại thuốc đang dùng, giúp bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc một cách an toàn và đạt hiệu quả.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Rosiglitazone
Thuốc trị viêm mũi dị ứng và những điều cần chú ý

Thuốc trị viêm mũi dị ứng và những điều cần chú ý

Viêm mũi dị ứng là tình trạng phổ biến, thường xảy ra vào khi giao mùa, với triệu chứng như nghẹt mũi và hắt hơi. Mặc dù không nguy hiểm, bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về thuốc trị viêm mũi dị ứng.
Itranstad - Thuốc điều trị nấm candida và những lưu ý khi sử dụng

Itranstad - Thuốc điều trị nấm candida và những lưu ý khi sử dụng

Itranstad là thuốc được sử dụng điều trị các bệnh nấm móng chân, nấm móng tay, nấm ở da chân, da ở kẽ tay, da ở thân hay ở bẹn gây ra bởi Microsporum spp., Trichophyton spp., Epidermophyton floccosum.
Irsatim® 150: Thuốc hạ huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Irsatim® 150: Thuốc hạ huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Irsatim® 150 là thuốc được chuyên gia y tế sử dụng điều trị tăng huyết áp, điều trị bệnh thận do đái tháo đường tuýp 2 ở những người bệnh bị huyết áp cao và những lưu ý các tác dụng không mong muốn có thể gây ra khi sử dụng.
Người bị đau dạ dày nên ăn gì?

Người bị đau dạ dày nên ăn gì?

Việc lựa chọn thực phẩm không chỉ giúp làm dịu niêm mạc dạ dày mà còn ngăn ngừa tình trạng tái phát và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi những tổn thương. Vậy người đau dạ dày nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?
Đăng ký trực tuyến