RƯỢU - UỐNG THÌ VUI NHƯNG NÊN HẠN CHẾ

Thứ tư, 18/01/2023 | 14:08

Rượu là món đồ uống đã tồn tại từ lâu trong lịch sử nhân loại. Rượu có thể được chế biến từ nhiều loại ngũ cốc và trái cây khác nhau thông qua quá trình lên men. Sản phẩm tạo ra chứa thành phần chính là ethanol (cồn).

Về mặt dinh dưỡng, mặc dù Ethanol trong rượu có thể gây ra say sỉn nhưng cũng đồng thời là một chất có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sau khi được hệ tiêu hóa hấp thu vào máu, chúng thậm chí cung cấp năng lượng cao hơn cả protein và tinh bột. Đó là một phần lý do những người uống bia thường xuyên, lại ít tập luyện sẽ có nguy cơ tích lũy năng lượng thành mỡ (chủ yếu là mỡ bụng). Một số trường hợp ngược lại, người uống nhiều rượu bia mà không ăn uống gì sẽ gây suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng và gầy nhom.

ruou1

Theo giảng viên bộ môn Dinh dưỡng – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

  • Mỗi 1g Glucid (đường, tinh bột) cung cấp 16 kJ xấp xỉ 4 kcal
  • Mỗi 1g Protid (thịt) cung cấp 17 kJ tương đương  4 kcal
  • Mỗi 1g Lipid (mỡ) cung cấp 37 kJ tương đương 9 kcal
  • Đối với rượu, bia thì quy đổi 1g Ethanol (rượu, bia) cung cấp khoảng 7 kcal

Gây ra các bệnh gan, tụy

Khi vào máu, 90% rượu sẽ được chuyển hoá qua gan rồi thải ra ngoài, 10% còn lại không qua chuyển hóa mà thải trực tiếp qua hơi thở, da và nước tiểu. Vì thế, người uống rượu xong trong hơi thở sẽ có mùi, đôi khi gọi vui là bằng mỹ từ là hồng xiêm chín. Bản chất, mùi này là mùi ceton và các chất trung gian qua chuyển hoá rượu cùng bản thân rượu bay qua hơi thở tạo ra.

Nhiều người cho rằng uống xong đi Karaoke gào thét sẽ giải được rượu. Đây là một quan điểm sai lầm. Như đã nói chỉ có khoảng 10% rượu thải trực tiếp qua hơi thở, da và nước tiểu. Hò hát nhiều không những không thể giải rượu mà còn gây tăng thông khí, khiến CO2 hoà tan trong máu bị giảm xuống gây tình trạng kiềm hô hấp (pH máu tăng vọt lên sẽ biểu hiện ra ngoài các triệu chứng như mỏi cơ, chuột rút cơ...).

Sau khi ngồi chén chú chén anh lạc cả giọng, uống một số lượng lớn rượu và rơi vào tình trạng say xỉn. Lúc này, thông thường chúng ta sẽ học theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng cho người bệnh uống nước chanh, nước cam hay nhiều nước giải rượu khác. Cơ bản chúng không có tác dụng giải rượu nào đáng kể, chỉ bổ sung nước và một số vitamin cho cơ thể.

Ethanol sau khi vào máu gây ra tình trạng tăng áp lực thẩm thấu cho máu. Đây là nguyên nhân uống hàng chục cốc bia, cảm giác khát và háo nước vẫn tồn tại. Lúc này lá gan đang nỗ lực gấp rút chuyển hoá rượu rồi thải ra ngoài dưới dạng acid lactic cùng 1 số sản phẩm trung gian, nên các tế bào sẽ bị nhiễm toan chuyển hoá nhẹ. Toan chuyển hoá cùng kiềm hô hấp song kiếm hợp bích sẽ khiến cơ nhão ra, mệt rũ người vào ngày hôm sau. Việc uống nước chanh, nước cam, cà chua… chỉ làm trầm trọng tình trạng toan hóa máu và khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

01674025866.jpeg

Trường hợp nguy hiểm nhất là sau khi uống một lượng lớn rượu bia mà không ăn gì, hoặc say xỉn quá rồi nôn ồng ộc. Đôi khi chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết sẽ xuất hiện nhưng triệu chứng bị che mờ bởi cơn say khiến cho không ai phát hiện được. Điều trị không tới kịp thời sẽ gây ra nguy cơ tử vong. Kinh nghiệm rút ra là cũng nên uống các loại nước có đường trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết

Theo khuyến cáo 1 ngày chỉ nên uống 1 lon bia, 1 ly rượu vang (tương đương khoảng 120ml), hoặc li rượu mạnh (tương đương khoảng 40ml). Cơ thể 1 người lớn bình thường 1 ngày chuyển hoá được khoảng 14g ethanol. Vậy khuyến cáo để an toàn khoẻ mạnh thì chỉ nên uống khoảng chừng đó mà thôi. Và đó là lý do cách trình bày bia, rượu cũng sẽ loanh quanh theo con số này.

Quy đổi ra: 1 lon bia 5% 330ml tương đương 16g ethanol. 1 ly rượu vang 11-14% rót đúng tiêu chuẩn khoảng 120 ml tương đương 13-16g ethanol. 1 ly rượu mạnh 40ml cũng tương đương khoảng 16g ethanol.

Rượu được hấp thu sớm ở dạ dày (khoảng 20% tổng lượng), và sau đó được hệ thống đường ruột hấp thu (khoảng 80% tổng lượng). Suy luận theo hướng này thì muốn lâu say, phải giảm tốc độ hấp thu cồn vào máu. Việc cần làm là lấp đầy cái dạ dày trước bằng bất cứ thứ gì (đương nhiên là những đồ ăn tiêu hoá được). Cách làm này sẽ câu giờ cho lá gan, giúp gan chuyển hoá cồn hiệu quả hơn.

11674025866.jpeg

Tác hại khi uống rượu 

- WHO khuyến cáo: “Mỗi ngày không nên dùng trên 2 đơn vị tiêu chuẩn cồn - tương đương khoảng 26g để lá gan làm việc không quá tải.”.

- Sử dụng bia uống để giải rượu là phương pháp sai lầm, chỉ làm nặng thêm tình trạng say rượu mà thôi. Dùng ethanol (bia) là để giải độc khi ngộ độc methanol (cồn công nghiệp có trong rượu giả).

- Methanol (cồn công nghiệp có trong rượu giả) là chất độc thần kinh và thậm chí có thể gây chết người.

Toàn bộ nội dung bài viết là vấn đề về chuyển hoá cơ bản đối với rượu. Còn tác dụng sinh học của rượu lên chuyển hoá tế bào và hệ thần kinh ngay lập tực và lâu dài thế nào sẽ để dành cho bài khác.

Cơ bản, nếu biết dùng đúng cách và đủ thì rượu là tốt. Khi lạm dụng sẽ thành có hại. Đa phần những ngày tết mọi người đều tặc lưỡi thôi uống cho vui và thế là ngộ độc, tai nạn tăng vọt lên.

Chúc quý bạn đọc uống vui, uống khoẻ. Ngày tết đừng bê tha, đi đường gây tai nạn, làm khổ người thân của mình.

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến