Sau mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thứ tư, 15/05/2024 | 09:23

Trong một số trường hợp y tế cần thiết, mổ ruột thừa là biện pháp can thiệp giúp cải thiện chức năng ruột, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Biết sau mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì sẽ giúp phục hồi nhanh chóng và tránh nguy cơ biến chứng.

01715740338.jpeg
Mổ ruột thừa là biện pháp giúp cải thiện chức năng ruột

Tìm hiểu về mổ ruột thừa

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, phẫu thuật ruột thừa được thực hiện chủ yếu cho bệnh nhân mắc viêm ruột thừa, có thể qua phẫu thuật mở hoặc nội soi.

Phương pháp mổ mở dành cho trường hợp ruột thừa đã vỡ, thích hợp cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe không ổn định hoặc không thích hợp với nội soi. Phẫu thuật nội soi thực hiện qua một vết cắt nhỏ ở bụng, hỗ trợ bằng camera và công cụ phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa chưa vỡ.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn sau:

  • Tránh các hoạt động mạnh mẽ.
  • Giới hạn hoạt động xung quanh vùng phẫu thuật.
  • Di chuyển cẩn thận.
  • Tránh thể dục nặng trong 2-4 tuần sau phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và quan sát vết mổ và sức khỏe tổng thể để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Nên kiêng ăn gì sau khi mổ ruột thừa

Vì sao cần hiểu sau mổ ruột thừa cần kiêng ăn gì?

Việc tìm hiểu đồ ăn phù hợp sau mổ ruột thừa là cần thiết vì phần này thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không tuân thủ cẩn thận các hạn chế sau phẫu thuật, có thể gây đau, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Một số thực phẩm có thể làm sưng vùng vết mổ, làm cho vết mổ lâu lành hơn.

Các thực phẩm kiêng sau mổ ruột thừa dựa trên danh sách thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật. Khi bác sĩ khuyên ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng, các thực phẩm cần kiêng chính là thức ăn khó tiêu, cứng và đặc. Việc kiêng các loại này giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn, dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ nôn mửa và tiêu chảy.

11715740338.jpeg
Các thực phẩm sau mổ ruột thừa nên kiêng

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, các thực phẩm kiêng sau mổ ruột thừa bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ: Chúng có thể làm tăng khó khăn trong tiêu hóa, gây đau bụng và làm chậm quá trình lành vết mổ.
  • Thực phẩm nhiều đường: Chúng kích thích đường ruột, gây tiêu chảy và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Sản phẩm từ sữa: Trừ sữa chua, các sản phẩm sữa khác nên hạn chế vì chúng gây khó tiêu và có thể làm nhiễm trùng vết mổ.

Tuân thủ các hạn chế này sau mổ ruột thừa sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và giảm nguy cơ biến chứng.

Nên ăn gì sau khi mổ ruột thừa

Ngoài việc chú ý đến các hạn chế về thực phẩm sau mổ ruột thừa, người bệnh cũng cần tham khảo các loại thực phẩm tốt cần ăn sau phẫu thuật để hỗ trợ quá trình phục hồi. Việc lựa chọn đúng loại thực phẩm không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng mà còn tăng cường khả năng hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng, và giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Sau khi mổ ruột thừa, việc ưu tiên ăn uống đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tích hợp vào chế độ ăn sau phẫu thuật:

  • Đồ ăn mềm: Súp, cháo, cơm nhão, canh... là những lựa chọn tốt, dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên đường ruột. Chúng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết mà không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.
  • Đồ ăn dễ tiêu: Trong những ngày đầu sau mổ, khi cơ thể vẫn đang trong quá trình phục hồi, người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, khoai lang, sữa chua, khoai tây nghiền, chuối... Đây là những nguồn dinh dưỡng dễ dàng hấp thu và cung cấp năng lượng mà cơ thể cần.
  • Đồ ăn giàu chất xơ: Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ biến chứng. Cải bó xôi, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, rau xanh là những nguồn chất xơ phong phú có thể lựa chọn.
  • Đồ ăn giàu đạm: Cá biển, thịt gà, thịt bò, đậu phụ... là những nguồn đạm giàu dinh dưỡng, giúp tái tạo tế bào và nhanh chóng lành vết mổ. Chúng cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong quá trình phục hồi.
  • Đồ ăn giàu kẽm và vitamin C, A: Nhóm thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chan, bưởi, cam, rau ngót, kiwi, dâu tây, cà rốt, rau xanh, đu đủ... là những nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi sau mổ.

Những lời khuyên trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc sức khỏe và chế độ ăn uống sau mổ ruột thừa, từ đó giúp bạn phục hồi nhanh chóng và tránh được những biến chứng không mong muốn, đồng thời hỗ trợ quay trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: mổ ruột thừa
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến