Statcoline: Hỗ trợ cải thiện khả năng hoạt động của não và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 01/11/2023 | 15:41

Statcoline là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sử dụng giúp hỗ trợ cải thiện khả năng hoạt động của não.

Hỗ trợ giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não và giảm các triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

1. Statcoline là thuốc gì? 

 

01698828113.png

Statcoline là sản phẩm hỗ trợ cải thiện não hoạt động của não

 

Statcoline là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sản xuất từ thành phần chính là Citicoline. Statcoline được hỗ trợ cải thiện khả năng hoạt động của não, hỗ trợ giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não, hỗ trợ giảm các triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của Alzheimer, hồi phục lại chức năng não sau những đột quỵ, chấn thương não. Citicoline được sử dụng cho các trường hợp suy giảm trí nhớ do tuổi cao, giúp cải thiện vấn đề suy giảm trí nhớ ở những đối tượng trên 50 tuổi.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của sản phẩm Statcoline?

Statcoline sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc viên nén bao phim với quy cách là hộp 03 vỉ x 10 viên nén bao phim.

Trong mỗi viên nén bao phim Statcoline có chứa các thành phần chính là

  • Citicoline…………………….500mg

 

3. Statcoline được sử dụng cho những trường hợp nào?

Statcoline được sưt dụng cho trong các trường hợp sau:

  • Người suy giảm tuần hoàn não, thường có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, ù tai.
  • Người già hay suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mau quên, người mắc một số bệnh về trí nhớ như Alzheimer.
  • Người cần được phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.

4. Cách dùng và Liều dùng của Statcoline?

Cách dùng: Statcoline được dùng bằng đường uống sau bữa ăn. Không nên bẻ viên hoặc nhai viên.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ngày.
  • Thời gian sử dụng sản phẩm Statcoline liên tục và duy trì từ 2-3 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng mức độ của người bệnh, cần dùng Statcoline theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng và liệu trình sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu.

11698828113.png

Người bệnh thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt khi bị suy giảm tuần hoàn não

 5. Cách xử lý khi quên liều Statcoline?

Nếu người bệnh quên một liều viên Statcoline nên uống liều đó ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không nên dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ nên uống liều tiếp theo vào đúng giờ theo kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý nếu dùng quá liều Statcoline?

Hiện nay chưa có dữ liệu báo cáo về dùng quá liều viên Statcoline. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều Statcoline, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng Statcoline?

Statcoline chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Statcoline hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Thận trọng khi sử dụng viên Statcoline cho những trường hợp sau:

Lưu ý thực phẩm Statcoline không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý cần thông báo cho bác sĩ hoặc hoặc sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng viên Statcoline.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu chứng minh đầy đủ khi dùng viên Statcoline trên phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng viên Statcoline cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu chứng minh đầy đủ dùng viên Statcoline gây hại cho trẻ đang bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng viên Statcoline cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái tà hoặc lái xe hay đang vận hành máy móc. Viên Statcoline không gây ảnh hưởng và có thể dùng cho các đối tượng này.

21698828113.jpeg

 

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng Statcoline

 

8. Statcoline có thể gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện, chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của Statcoline. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng viên Statcoline, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng viên Statcoline, cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để xử trí kịp thời.

9. Statcoline tương tác với các thuốc nào?

Trên lâm sàng, chưa có dữ liệu báo cáo về tương tác Statcoline khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, sản phẩm Statcoline có thể xảy ra tương tác với các thuốc hoá dược, thuốc dược liệu, thực phẩm chức năng khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Statcoline trước khi dùng hoặc báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng viên Statcoline một cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Statcoline như thế nào?

Sản phẩm Statcoline được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để giữ sản phẩm Statcoline tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Nguồn tham khảo:

  • duocphamdatviet.com: https://duocphamdatviet.com/statcoline

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Đăng ký trực tuyến